Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Nhìn lại một năm đầy ắp sự kiện của Đông Nam Á – Việt Nam

ĐNA -

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với ASEAN. Các điểm nóng an ninh truyền thống chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với các thách thức an ninh phi truyền thống không ngừng gia tăng, nhất là dịch bệnh COVID-19 bùng phát nghiêm trọng với tốc độ lây lan tăng cao.

Lãnh đạo các nước ASEAN trao đổi và chỉ đạo về chính sách, cũng như quyết định tất cả các vấn đề then chốt liên quan đến thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

Tính từ 16h ngày 01/01 đến 16h ngày 02/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, trong đó 34 ca nhập cảnh và 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.948 ca trong cộng đồng). Mặc dù thế giới đã sản xuất được vắc-xin ngừa COVID-19, nhưng tiếp cận, phân bổ công bằng vắc-xin vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại các nước đang phát triển, ảnh hưởng tới mục tiêu nâng cao khả năng miễn dịch cộng đồng trong khu vực. Kinh tế ASEAN vẫn duy trì triển vọng phục hồi tích cực song bấp bênh và không đồng đều. Tình hình Mi-an-ma, Biển Đông… diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường an ninh chung của khu vực. Đặc biệt, chính biến tại Mi-an-ma đặt ra những thách thức chưa từng có với ASEAN.

    Tuy vậy, năm 2021 cũng là năm mở ra một hành trình mới của ASEAN và Việt Nam.

          * Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức thảo luận về tình hình Mi-an-ma (ngày 2/3/2021); tổ chức Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN (In-đô-nê-xi-a, 24/4/2021) trực tiếp đầu tiên sau 18 tháng; thông qua và triển khai Đồng thuận 5 điểm về Mi-an-ma. Ngày 18/8/2021, ASEAN tổ chức Hội nghị trực tuyến huy động hỗ trợ nhân đạo cho Mi-an-ma. Tình hình Mi-an-ma tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tới môi trường an ninh chung của khu vực. Cùng với đó, Biển Đông tiếp tục là vấn đề được các nước ASEAN và các Đối tác quan tâm và trao đổi sâu rộng.

         * Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các Đối tác được tổ chức trực tuyến từ 26-28/10/2021. Đây là dịp đầu tiên trong 2021, Lãnh đạo các nước ASEAN trao đổi và chỉ đạo về chính sách, cũng như quyết định tất cả các vấn đề then chốt liên quan đến thực hiện các mục tiêu của ASEAN. ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác với các Đối tác trong ứng phó COVID-19 và nhận được nhiều cam kết hỗ trợ về cung cấp vắc-xin, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin để nâng cao năng lực phòng chống dịch. Chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN 38 và 39, Hội nghị Cấp cao với các Đối tác lần này cũng là sự kiện cấp cao và quan trọng nhất của ASEAN và là hoạt động đối ngoại đa phương chính thức có quy mô nhất trong năm 2021 mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự sau khi Ban Lãnh đạo mới được thành lập từ Đại hội XIII.

        * Là năm mở đầu cho thập kỷ kỹ thuật số của Đông Nam Á. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân Đông Nam Á vượt qua đại dịch Covid-19. Báo cáo e-Conomy là báo cáo hằng năm do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, khảo sát về tình hình phát triển nền kinh tế số ở Đông Nam Á (SEA, South East Asia vừa được công bố vào giữa tháng 11, với tiêu đề: Những năm 20 bùng nổ – Thập kỷ số cho Đông Nam Á. Báo cáo dự báo nền kinh tế kỹ thuật số của SEA sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa 174 tỷ USD vào cuối năm 2021 và tăng tốc đạt 363 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn mức ước tính 300 tỷ USD của năm ngoái. Sự tăng trưởng trên quy mô đó sẽ giúp SEA xác định tương lai của công nghệ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, người tiêu dùng dần đón nhận một nếp sống mới về công nghệ: đã có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), với 55% trong số họ đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị. Mức độ duy trì giữ ở mức cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Những người đã sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số trước đại dịch – đã sử dụng thêm trung bình 4 dịch vụ kể từ khi đại dịch xảy ra và mức độ hài lòng của hầu hết người dùng với các dịch vụ này đạt 83%.

      * Trong quý II/2021, 06 nước ASEAN ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, dao động từ 7,1 đến 16,1%. Tuy vậy Việt Nam là thành viên ASEAN duy nhất vẫn duy trì mức tăng trưởng dương trong quý đầu tiên của năm 2019 đến quý đầu tiên của năm 2021. Việt Nam rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ. Dòng vốn FDI của Việt Nam cũng tăng nhanh nhất trong khu vực. Trang mạng của công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia có trụ sở ở Singapore mới đây đăng bài viết luận giải những nguyên nhân Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời dự báo triển vọng mở rộng vị thế của Việt Nam trong hệ sinh thái sản xuất toàn cầu và khu vực.

  *Sáng 18-11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Kết nối giữa Nam Á với Đông Á và Đông Nam Á: Quá khứ và hiện tại”. Với sự phát triển năng động và vị trí địa chiến lược quan trọng, ba khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á đang tạo nên một tam giác phát triển rộng lớn mà nếu được kết nối chặt chẽ với nhau có thể đóng vai trò then chốt trong việc định hình một trật tự thế giới mới lấy châu Á làm trung tâm. Việc đề ra các sáng kiến nhằm thắt chặt mạng lưới kết nối ở các khu vực trên nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho các tương tác về kinh tế, chính trị, xã hội ở cường độ cao hơn trở nên rất cần thiết và cấp thiết. Hội thảo được tổ chức với mong muốn làm rõ các kết nối xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của khu vực Nam Á với hai khu vực địa lý quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Đông Á và Đông Nam Á, đồng thời đề xuất những giải pháp để thúc đẩy kết nối bằng cách xây dựng khả năng tương tác lớn hơn, phát triển năng lực chia sẻ thông tin, nhận thức về các lĩnh vực, mở rộng sự hợp tác với các đồng minh và đối tác. Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025.

*Đại hội Thể thao Đông Nam Á – Sea Game 2021 được đăng cai khai mạc vào ngày 12.5.2022 và kết thúc vào ngày 23.5.2022, tổ chức tại các địa điểm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Bắc Giang. SEA Games 2022 tại Việt Nam có 40 môn và 526 nội dung với số lượng người tham dự lên tới 10.000 người.                                                      PV (Tổng hợp) 

ASEAN News -Trung tâm Thông tin và Truyền thông Văn hóa Thể Thao – Tạp chí Đông Nam Á Chúc mừng năm mới 2022