Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Niger biểu tình yêu cầu Pháp rút quân



ĐNA -

Theo tin từ AFP, ngày 1/9/2023, Chính quyền quân sự Niger cáo buộc Pháp “can thiệp trắng trợn” bằng cách ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Người biểu tình hôm 31/8, hàng nghìn người Niger tuần hành trên đường phố thủ đô Niamey yêu cầu Pháp rút lính đồn trú, khi căng thẳng giữa Paris với chính quyền quân sự gia tăng. Họ tập trung quanh một căn cứ khác của Pháp ở ngoại ô Niamey, hô các khẩu hiệu phản đối Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron.

Biểu tình yêu cầu Pháp rút quân khỏi Niger diễn ra tại thủ đô Niamey ngày 2/9. Ảnh: AFP

Người biểu tình hôm 1/9 tập trung gần một căn cứ có lính Pháp đóng quân ở thủ đô Niamey theo lời kêu gọi của một số tổ chức dân sự phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp tại Niger. Họ giơ biểu ngữ có nội dung “Lính Pháp rút khỏi đất nước chúng tôi”.

Habibou Abdou, một trong những người tổ chức biểu tình, trước đó cho biết đây là cuộc biểu tình “lớn nhất” kể từ khi đảo chính xảy ra ở Niger.

Hiện Pháp đang duy trì khoảng 1.500 quân ở Niger để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bazoum đối phó phiến quân Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, quan hệ giữa Niger với Pháp lao dốc sau khi quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Bazoum cuối tháng 7. Pháp tuyên bố ủng hộ Tổng thống bị lật đổ và từ chối công nhận chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính.

Chính quyền quân sự Niger nhiều lần chỉ trích Pháp, trong đó cáo buộc Paris muốn can thiệp quân sự để khôi phục quyền lực cho ông Bazoum, đồng thời cho rằng Pháp chi phối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Khối Tây Phi đã kích hoạt lực lượng thường trực để sẵn sàng can thiệp vào Niger.

Cảnh sát Niger tuần tra qua đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey ngày 28/8. Ảnh: AFP

Chính quyền quân sự Niger yêu cầu cảnh sát áp giải đại sứ Pháp
Chính quyền quân sự Niger cũng hủy các thỏa thuận quân sự với Pháp, tuyên bố trục xuất đại sứ Pháp Sylvain Itte và rút quyền miễn trừ ngoại giao. Họ nói rằng, sự hiện diện của ông ta là mối đe dọa đối với trật tự công cộng. Tuy nhiên, Pháp từ chối thực hiện yêu cầu này, cho rằng chính quyền hiện tại không có quyền hợp pháp để trục xuất đại sứ.

Chính quyền quân sự Niger hủy visa, rút quyền miễn trừ ngoại giao của đại sứ Pháp và ra lệnh cảnh sát áp giải ông khỏi nước này. Theo thư của chính quyền quân sự Niger gửi Bộ Ngoại giao Pháp ở Paris ngày 29/8, đại sứ Pháp Sylvain Itte tại quốc gia Tây Phi này “không còn được hưởng các đặc quyền và quyền miễn trừ với tư cách là nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán Pháp”. “Thẻ ngoại giao và thị thực của ông ấy cùng các thành viên trong gia đình đã bị hủy. Cảnh sát đã được lệnh tiến hành trục xuất ông ấy”, thư có đoạn.

Tuần trước, chính quyền quân sự Niger đã đặt thời hạn 48 giờ để đại sứ Itte rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, Pháp từ chối thực hiện yêu cầu này, nói rằng chính quyền hiện tại không có quyền hợp pháp để trục xuất đại sứ.

Tại khu vực bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey, hàng chục binh sỹ và cảnh sát vũ trang tiếp tục được triển khai để thực hiện lệnh bắt giữ và trục xuất Đại sứ Pháp Sylvain Itte cùng gia đình, theo chỉ thị của chính quyền quân sự. Truyền hình Al Arabiya cho biết, toàn bộ các phương tiện di chuyển từ bên trong Đại sứ quán ra ngoài đều bị kiểm tra và khám xét kỹ lưỡng.

Tổng thống Pháp Macron hôm 28/8 ca ngợi công việc của Đại sứ Itte ở Niger, khẳng định ông vẫn ở lại quốc gia Tây Phi này. Ông Macron hôm 1/9 tiếp tục khẳng định chính quyền quân sự ở Niger “không có tính hợp pháp” và Pháp sẽ đưa ra quyết định liên quan Niger “trên cơ sở trao đổi với Tổng thống Bazoum”.

Hiện chưa rõ cảnh sát Niger sẽ thực thi lệnh trục xuất đại sứ Itte thế nào. Pháp hiện triển khai 1.500 binh sĩ ở Niger, phần lớn đóng quân tại một căn cứ gần thủ đô Niamey và có thể can thiệp nếu đại sứ quán bị xâm nhập.

Đại tá Pierre Gaudilliere, người phát ngôn quân đội Pháp, ngày 31/8 cũng cảnh báo “lực lượng quân sự Pháp sẵn sàng ứng phó với bất kỳ leo thang căng thẳng nào có thể gây tổn hại cho các cơ sở ngoại giao và quân sự của nước này ở Niger”.

Mối quan hệ giữa Niger với Pháp ngày càng lao dốc sau khi Paris tuyên bố ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và từ chối công nhận chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính.

Chính quyền quân sự Niger nhiều lần chỉ trích Pháp, trong đó cáo buộc Paris muốn can thiệp quân sự để khôi phục quyền lực cho ông Bazoum, đồng thời cho rằng Pháp chi phối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Khối Tây Phi đã kích hoạt lực lượng thường trực và sẵn sàng can thiệp vào Niger.

Hoàng Hạnh