Ngày 4/11/2022, trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thuộc Chương trình Chủ tịch WTO (WTO Chairs), Đại sứ TS. Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phái đoàn và Đại học Ngoại Thương (FTU) Hà Nội về hợp tác, hỗ trợ FTU trong các hoạt động tham gia Chương trình WTO Chairs, nhiệm kỳ 2022-2026; đồng thời phát biểu tại Hội thảo quốc tế do FTU tổ chức trực tuyến kết hợp với trực tiếp, với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Chính phủ – trường Đại học – Doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư”.
Tham dự lễ ký kết được tổ chức trực tuyến có Phó Tổng giám đốc WTO Đại sứ Xiangchen Zhang; Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva; Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương (FTU); Tiến sĩ Phạm Thu Hương – Phó hiệu trưởng FTU, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án của FTU; Ban lãnh đạo FTU; đại diện các bộ, ngành, hiệp hội của Việt Nam, nhiều học giả trong nước và quốc tế cùng đại diện các sinh viên của trường.
Phó Tổng giám đốc WTO, Đại sứ Xiangchen Zhang đã có bài phát biểu chúc mừng Phái đoàn Việt Nam và FTU ký kết Bản ghi nhớ, hoan nghênh mối quan hệ hợp tác tăng cường giữa Phái đoàn và FTU, thể hiện qua việc ký kết Bản ghi nhớ này. Ông Xiangchen Zhang nhấn mạnh, một trong những mục tiêu chính của Chương trình WTO Chairs là hỗ trợ các cơ sở giáo dục, nghiên cứu tổng hợp được thông tin phù hợp với việc xây dựng chính sách cho thành viên thụ hưởng và tin tưởng, sự hợp tác này sẽ đóng góp đáng kể cho mục tiêu đó. Đại sứ Xiangchen Zhang cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện các thỏa thuận của WTO, nhất là những thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) vào tháng 6 năm nay.
Sau khi cùng đại diện của FTU ký Bản ghi nhớ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu nhấn mạnh, Phái đoàn tin tưởng rằng FTU, thông qua tham gia Chương trình WTO Chairs với sự hỗ trợ của WTO, sẽ thúc đẩy sự gắn kết và mang lại thành công cho FTU và các bên liên quan, thông qua việc bồi dưỡng kiến thức và chuyên môn cho các học giả, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp.
Đặc biệt Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn rằng FTU cùng các chuyên gia sẽ tăng cường tham gia đóng góp sâu cho đề xuất và triển khai các chính sách và hành động nhằm giải quyết các thách thức thương mại, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết thương mại, thúc đẩy thương mại và phát triển, vì hòa bình và thịnh vượng của nhân dân.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng bày tỏ cảm ơn chân thành tới Ban Thư ký WTO, Phó Tổng giám đốc WTO – Đại sứ Xiangchen Zhang về những hỗ trợ quý báu dành cho Phái đoàn và FTU cũng như Việt Nam nói chung.
Phát biểu khai mạc Lễ ký Bản ghi nhớ, Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng FTU bày tỏ hy vọng Bản ghi nhớ sẽ là nền tảng cho sự hợp tác và gắn kết sâu rộng giữa cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, các tổ chức học thuật và các cơ quan chính phủ, giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển.
Phái đoàn đã và đang thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ FTU thông qua tư vấn về các vấn đề liên quan đến WTO nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình WTO Chairs, đồng thời cũng tiếp tục hỗ trợ các trường, viện nghiên cứu có quan tâm đến WTO.
Trong thời gian qua, Phái đoàn đã kết nối và giới thiệu 3 Đại học của Việt Nam quan tâm tham gia ứng cử Chương trình WTO Chairs. Tháng 5/2022, FTU Hà Nội được Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala lựa chọn là 1 trong 17 cơ sở giáo dục uy tín tham gia mạng lưới của Chương trình WTO Chairs giai đoạn 2022-2026, trong số 126 cơ sở tại 54 quốc gia thành viên trên thế giới nộp hồ sơ đăng ký. FTU là cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam giành quyền tham gia chương trình.
Tháng 5/2022, FTU Hà Nội vinh dự được Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala lựa chọn là 1 trong 17 cơ sở giáo dục uy tín đảm nhận vai trò Chủ tịch WTO (WTO Chairs) giai đoạn 2022-2026. FTU là cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam giành quyền tham gia chương trình, trong số 126 cơ sở nộp hồ sơ đăng ký từ 54 quốc gia thành viên trên thế giới.
Chương trình WTO Chairs đang ở giai đoạn thứ 3, được WTO khởi xướng từ năm 2010, nằm trong khuôn khổ hỗ trợ thương mại và nâng cao năng lực các Thành viên WTO hướng tới đối tượng là các đại học và viện nghiên cứu có chất lượng tại các nước đang phát triển.
WTO hỗ trợ trường tham gia WTO Chairs trong việc phát triển chương trình giảng dạy, thực hiện một số nghiên cứu và tiếp cận cộng đồng nhằm bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn về hệ thống thương mại đa phương cho các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ hoạch định chính sách của các bộ, ngành
Phát biểu khai mạc lễ ký Bản ghi nhớ, TS. Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng FTU bày tỏ hy vọng Bản ghi nhớ sẽ là nền tảng cho sự hợp tác và gắn kết sâu rộng giữa cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, các tổ chức học thuật và các cơ quan chính phủ, giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển.
Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã và đang thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ FTU thông qua tư vấn về các vấn đề liên quan đến WTO nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình WTO Chairs, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các trường, viện nghiên cứu có quan tâm đến WTO.
Trong thời gian qua, Phái đoàn đã kết nối và giới thiệu ba Đại học của Việt Nam quan tâm tham gia ứng cử Chương trình WTO Chairs.
Hoàng Hạnh/Viện Nghiên cứu giáo dục ASEAN