Thứ ba, Tháng Một 14, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Phòng, chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo



ĐNA -

Chỉ thị  số 40-CT/TW của Ban Bí thư “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”; để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang đó, một mặt, cần chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo “vừa hồng”, “vừa chuyên”; mặt khác, phải tăng cường phòng, chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị cho đội ngũ này.

Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên bộ sách giáo khoa Cánh diều và nhóm chống chế độ gồm: Nguyễn Đình Lộc, Chu Hảo, Hoàng Xuân Phú, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Quang A, Phan Hồng Giang, Lê Công Giàu, Phạm Duy Hiển, giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Huỳnh Tấn Mẫm…

Nhận diện những biểu hiện và tính nguy hại của sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo
Trong tâm thức của bất cứ người Việt Nam nào, nhất là các thế hệ học trò thì hai từ  “sư hinh” –  “Sư hinh nghĩa là đạo đức thơm tho của người thầy. Ngày xưa các cụ nhà nho ta hay dùng hai chữ ấy để khuyến khích những người làm nghề dạy học” (1) như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích trong bài viết cùng tên đăng trên Báo Nhân Dân, số 3390, ngày 9-7-1963 vẫn hằn sâu. Theo đó, như một sự thật hiển nhiên, người thầy và nghề của họ luôn được “mặc định” tôn vinh là “sư hinh”, là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Cho nên, từ trước đến nay, trong các diễn đàn, trong hệ thống báo chí, truyền thông ít đề cập đến vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo.

Một câu hỏi đặt ra hiện nay là: dường như đội ngũ nhà giáo từ trước đến nay vẫn là “khuôn vàng, thước ngọc”, vẫn “trong veo” mà không hề “nhúng chàm”, không rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị? Câu trả lời là: tuyệt đối không! Về vấn đề này, cũng trong bài viết “Sư hinh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận những ưu điểm của những người thầy, song cũng nghiêm khắc phê bình: “Ngày nay, tuyệt đại đa số cô giáo và thầy giáo của chúng ta đều cố gắng trau dồi đạo đức cách mạng, làm gương mẫu tốt cho học trò và xứng đáng với hai chữ “sư hinh”. Nhưng vẫn còn một số (tuy là rất ít) thầy giáo kém đạo đức cách mạng, làm những việc vu vơ. “Con sâu làm rầu nồi canh”, hành động của họ vừa ảnh hưởng không tốt đến vinh dự cao quý của giáo viên khác, vừa ảnh hưởng xấu đến các em học trò”. Trong giai đoạn hiện nay, những “con sâu” đã rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị chẳng những không mất đi, mà còn tồn tại, thậm chí có xu hướng gia tăng.

Với phương châm “không có vùng cấm”, công cuộc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ nói chung và phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo hiện nay nói riêng cũng không phải là ngoại lệ; đồng thời, là vấn đề có tính cấp bách hiện nay. Do đó, để phòng, chống có hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải nhận diện được các biểu hiện đó. Căn cứ vào phát biểu khai mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27-2-2012, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quán triệt sâu sắc rằng: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện ở chỗ: Phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng” và căn cứ vào 9 biểu hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, chúng ta có thể nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo như sau:

Trần Đức Anh Sơn, giảng viên Đại học Đông Á. đã từng bị khai trừ Đảng, có nhiều phát ngôn trên mạng xã hội đi ngược lại lợi ích của Đảng và Nhà nước. Vừa qua y đã tiếp tay cho Hồ Đăng Định phát hành ấn phẩm “Cõi Nhớ”, một ấn phẩm xuyên tạc sự thật của Hồ Đăng Định.

Họ xem nhẹ hoặc phủ nhận những nguyên lý giáo dục cơ bản có tính khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta; đồng thời, cổ xúy cho cái gọi là giáo dục phi giai cấp, siêu giai cấp, phi tính đảng, phản nhân văn của nền giáo dục cũ, nhất là tuyệt đối hóa nội dung và phương thức giáo dục “giáo dục khai phóng” của phương Tây. Từ đó, họ phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta đối với lĩnh vực giáo dục; phủ nhận những thành tựu giáo dục của nước nhà, bôi đen những yếu kém, vi phạm của ngành giáo dục, của từng nhà giáo và cán bộ giáo dục; ca ngợi một chiều nền giáo dục phương Tây.

Họ là những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đồng thời là đại biểu của nhân dân trong các cơ quan dân cử; nhưng tại những diễn đàn, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, thay vì thấu cảm, chia sẻ những khó khăn, vất vả của một nhà giáo, của ngành giáo dục, họ lại trở thành những kẻ cơ hội, đại diện cho nhóm lợi ích tiêu cực, mượn diễn đàn, kỳ họp đó để “vận động hành lang” (lobby) cho cái gọi là “xã hội hóa” trong giáo dục để trục lợi chính sách, nhất là sau khi có Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và việc in ấn, xuất bản sách giáo khoa phổ thông… Có một sự thật là, người “hăng hái” nhất thực hiện chủ trương này là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi còn tại vị – đơn giản vì ông ta là tổng chủ biên của nhiều bộ sách giáo khoa; không những thế, ông ta cùng một số nhà giáo nghỉ hưu biến chất là thành viên của cái gọi là “nhóm kiến nghị 72” phản động…

Họ là những nhà giáo – chuyên gia đầu ngành được “chọn mặt gửi vàng” để xây dựng chương trình, biên soạn và thẩm định sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học mới, nhưng lợi dụng để cắt xén nội dung, thậm chí loại bỏ một số phạm trù, quy luật và những vấn đề có tính quy luật trong giáo trình các môn khoa học Mác – Lênin (với tính cách là nền tảng tư tưởng của Đảng ta) để tích hợp một cách “khiên cưỡng”, máy mọc thành một giáo trình chung “Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin”; từ đó, làm giảm tính độc lập tương đối của từng môn khoa học, khiến cho người học “hổng” kiến thức tổng hợp về môn khoa học đó; thậm chí, một số bộ sách, giáo trình, giáo khoa lịch sử có xu hướng “xét lại lịch sử”, xuyên tạc lịch sử, bôi đen lịch sử khi “giải thiêng anh hùng”, “giải thiêng lịch sử”, “rửa mặt cho giặc”, “tôn vinh giặc”… như trước đây nhà thơ Tố Hữu đã cảnh báo: “Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử/Cào chiến công, xé cả xác anh hùng” (Chân lý vẫn xanh tươi).

Họ là một bộ phận nhà giáo đứng trên bục giảng vì áp lực công việc, áp lực gia đình bản thân, lại thiếu tu dưỡng, và rèn luyện nên không giữ được phẩm chất, đạo đức, lối sống và tính mô phạm cao của người giáo viên khi bị kích động thì quay lại phản bội lại chính đồng nghiệp, nghề giáo. Lại có nhà giáo nhân danh chống tiêu cực để gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến nghề giáo và ngành giáo dục; một bộ phận khác vì lợi ích nhóm tiêu cực, sẵn sàng cấu kết với nhau trong thi hành nhiệm vụ, nhất là trong tổ chức thi tốt nghiệp, tuyển sinh để trục lợi bất chính…; thậm chí có những giáo viên rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị và “nối giáo” cho các thế lực thù địch, điển hình là một số giảng viên trong một số cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng vừa qua đã bị xử lý.

Ngoài ra, còn có một bộ phận cán bộ, nhà giáo, chuyên gia giáo dục được Nhà nước cử đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm giáo dục ở nước ngoài, thay vì thâu thái những tinh hoa, kinh nghiệm quý báu giáo dục của thế giới để vận dụng sáng tạo để phát triển nền giáo dục nước nhà thì họ lại có biểu hiện “tôn sùng” mô hình giáo dục của phương Tây, coi nhẹ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, biểu hiện xã rời tính Đảng trong giáo dục. Từ đó, họ bê nguyên xi, áp dụng một cách vô nguyên tắc các nguyên lý, phương chấm, chương trình, nội dung, giáo dục của nước ngoài để đề ra các quy định, rào cản bất hợp lý gây khó khăn cho các nhà giáo thực hiện sứ mệnh cao cả của mình; lợi dụng chủ trương “xã hội hóa” giáo dục để từng bước “tư nhân hóa” các hoạt động giáo dục, làm mất hình ảnh cao đẹp của nhà giáo, nghề giáo.

Tác hại của suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo được nhận diện ở trên ở mức độ và phạm vi khác nhau. Ở mức độ nghiêm trọng và phạm vi tương đối rộng, sự suy thoái này đang hàng ngày, hàng giờ làm tắt dần dần “lửa nghề” của một bộ phận nhà giáo và thui chột ý chí để trở thành nhà giáo của công dân Việt Nam trong xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của họ trong tương lai. Điều này tạo ra hệ lụy rất nguy hiểm không chỉ cho ngành giáo dục, mà còn cả cho sự phát triển bền vững của dân tộc, tương lai của đất nước khi nhà giáo là vừa là chủ thể của sự nghiệp giáo dục, vừa là trung tâm của quá trình dạy học, quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ở mức độ rất nghiêm trọng và phạm vi rộng, sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo, nhất là rơi vào những người nhà giáo giữ vị trí chủ chốt trong ngành giáo dục hoặc những nhà giáo được cơ cấu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và là cấp ủy viên các cấp ủy Đảng thì sự suy thoái này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành giáo dục. Những khi họ tham mưu, đề xuất các chủ trương, quyết sách lớn về giáo dục theo xu hướng tiêu cực; thậm chí, suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ dễ chuyển sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong từng cá nhân và cả trong đội ngũ nhà giáo thì mức nguy hại trở nên đặc biệt nghiêm trọng vì ranh giới giữa hai thái cực này rất mong manh. Tình trạng này “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI khẳng định. Khi đó, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giáo dục có thể xảy ra.

Nguyễn Hồng Anh, Giảng viên ĐHSPTP.HCM ngao du với nhóm kiến nghị 72, có nhiều phát ngôn chống cách mạng, cổ súy cho Nguyễn Ngọc Nam Phong chống chế độ, trích dẫn văn học hải ngoại, phỏng vấn bọn dân chủ cuội

Đâu là nguyên nhân?
Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan dẫn đến những biếu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trên. Song, theo chúng tôi xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Cùng với y tế, giáo dục là một trong hai lĩnh vực an sinh xã hội lớn nhất, thể hiện bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội; vì vậy, cũng là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch tập trung chống phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với thúc đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ ngành giáo dục Việt Nam, trước hết là trong đội ngũ nhà giáo – những người “giữ lửa nghề giáo” làm cho giáo dục xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng cổ xúy cho cái gọi là “giáo dục khai phóng” của phương Tây, coi nhẹ, xuyên tạc và phủ nhận những nguyên lý giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ và tính Đảng trong giáo dục ở Việt Nam; đồng thời, thực hiện giáo dục “nhồi sọ” cho học sinh, sinh viên ở các trường quốc tế, tư thục ở trong nước và du học sinh Việt Nam ở các nước phương Tây theo chiêu bài cũ nhưng rất hiệu quả. Đúng như nhận định cách đây gần 65 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường đại học Nhân dân Việt Nam: “Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng” (3).

Hiện nay, một sự thật là: các phần tử cơ hội chính trị, phản động cả ở trong và ngoài nước núp bóng các Tổ chức phi chính phủ (NGO) trá hình đã tài trợ cho các tổ chức, cơ sở đào tạo và một bộ phận cán bộ, nhà giáo để móc nối và sai khiến. Chúng ta cũng không loại trừ các định chế tài chính khu vực và quốc tế, các quỹ đầu tư… cho ta vay vốn nhưng kèm điều kiện bất lợi cho nền giáo dục ta để hiện thực hóa âm mưu đen tối của chúng là làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong lĩnh vực giáo dục. Họ còn là các quốc gia và vùng lãnh thổ sẵn sàng cung cấp học bổng toàn phần cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến du học, nhất là những ngành học “nhạy cảm” như luật, nhân quyền, quan hệ công chúng, đào tạo thủ lĩnh trẻ… phục vụ cho cái gọi là “thúc đẩy dân chủ”, chuẩn bị lực lượng “đỏ vỏ xanh lòng” để thực hiện cái gọi là “cách mạng màu” ở Việt Nam bằng con đường hợp tác giáo dục…

Trong khi đó, nhận thức về vai trò, vị thế xã hội của nhà giáo trong thời kỳ mới, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của một số cấp ủy Đảng các cấp, nhất là trong ngành giáo dục chưa toàn diện. Đặc biệt, chưa quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vai trò đặc biệt quan trọng nhà giáo và xây dựng đội ngũ nhà giáo của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng trong ngành giáo dục chưa triệt để, thậm chí trái quan điểm của Đảng, vi phạm pháp luật đến mức phải thi hành kỷ luật ở Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và một số tập thể, cá nhân trực thuộc Bộ này, điển hình là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nguyên nhân của của mọi nguyên nhân là một bộ phận cán bộ, nhà giáo các cấp hạn chế về cả phẩm chất, năng lực, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không thực hành nêu gương; cá biệt trong số đó lại có lãnh đạo cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo rơi vào suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, đã thực sự vướng vào tham nhũng, tiêu cực… Tuy chưa đến mức có người chạy sang “phía kẻ thù”, song đã làm cho niềm kiêu hãnh của nhà giáo trong sự nghiệp “trồng người” bị thuyên giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của đội ngũ nhà giáo và uy tín của cả ngành giáo dục. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về giáo dục, có một số “điều cấm” đã dần dần “tước” đi những “công cụ” giáo dục truyền thống vốn đã phát huy hiệu quả trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên thành các công dân tốt, có ích cho xã hội của nhà giáo; trong khi đó, lại tăng quá nhiều quyền vô lý cho học sinh, sinh viên theo tiêu chuẩn kép về “dân chủ”, “nhân quyền” của phương Tây. Hệ lụy kéo theo là của “dân chủ quá trớn” hay dân chủ hình thức trong trường học cũng là nguyên nhân khiến nhà giáo mất vị thế xã hội của mình trước học sinh, sinh viên; từ đó, dần dần rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo trong Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường đại học Nhân dân Việt Nam, đó là: “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng đầu” (4).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận nhà giáo lại bắt nguồn từ một bộ phận phụ huynh của học sinh, sinh viên – vì lợi ích vị kỷ của con em mình hoặc những bức xúc cá nhân, họ sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, xâm phạm thân thể của nhà giáo và xúc phạm ngành giáo dục. Không những vậy, thật là trớ trêu, khi bị chính những học trò hư của mình – những “cá đối bằng đầu” xúc phạm nhân phẩm, danh dự khi làm chúng bị “phật ý” hoặc thầy cô có biện pháp giáo dục, rèn luyện có phần nghiêm khắc. Từ những sự việc ấy, như “đổ thêm dầu vào lửa” khi có bộ phận công dân đang làm việc ngành nghề khác nhau, nhất là trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, các KOLs “bẩn” của các mạng xã hội vì “đồng nhuận bút” mà họ sẵn sàng “bé xé ra to”, cố tình “dìm”, nhà giáo với những “cái tít” vô cảm, những ngôn ngữ “hỗn hào”, thậm chí “mạt sát” nhà giáo và nghề giáo trên mặt báo và trang cá nhân của mình, nhất là sau khi có một số nhà giáo, cán bộ cấp cao ngành giáo dục bị xử lý kỷ luật và vi phạm pháp luật nhà nước một cách hả hê… Từ đó, một số nhà giáo thiếu sự kiềm chế, phản ứng thái quá dẫn đến phát ngôn lệch chuẩn, hành vi không phù hợp. Một điều rất dễ nhận thấy là cách xử lý các sai phạm của các cơ quan chức năng đối với một bộ phận nhà giáo còn mang màu sắc dân túy, chạy theo dư luận, chạy theo báo chí và “truyền thông bẩn” là nguyên nhân trực tiếp khiến một số giáo viên “thân bại, danh liệt”. Hậu quả là, có những nhà giáo thiếu bản lĩnh, không chịu được sức ép phải bỏ nghề, thậm chí có người đã quên sinh trước búa rìu của tin đồn, dư luận tiêu cực hoặc vô hình trung, chúng ta đẩy họ trở thành “đối tượng” công khai chống phá Đảng, chế độ ta…

Về cơ chế, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo chưa thỏa đáng, lại chưa kịp thời, lại thiếu đồng bộ; trong khi đó, lại đặt ra yêu cầu cao đối với nhà giáo cùng với hệ lụy xấu từ “bệnh thành tích” trong giáo dục, nhất là trong các trường công lập… đã làm cho một bộ phận nhà giáo “tắt lửa nghề”. Hơn nữa, sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nhà giáo với các ngành nghề còn lại và ngay trong nội bộ ngành giáo dục; hiện trạng đáng buồn hiện nay là có một bộ phận giáo viên vẫn phải “ăn sư, ở phạm” theo đúng “nghĩa đen”. Từ đó dẫn đến hệ lụy xấu là xu hướng lựa chọn và chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm giảm dần; một bộ phận nhà giáo đang công tác cũng giảm động lực cống hiến và cuối cùng là chấp nhận thuyên chuyển sang nghề khác khi có cơ hội. Thêm nữa, việc ồ ạt mở các trường quốc tế, các viện nghiên cứu (thinktank) với nguồn tài trợ dồi dào từ nước ngoài (nhất là NGO trá hình) để trả lương rất cao cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và chuyên gia là việc ở cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đây là căn nguyên tạo nên sự bất bình đẳng về thu nhập, khiến một bộ phận nhà giáo “suy bì, tỵ nạnh”, “đứng núi này, trông núi nọ” và dẫn tới tình trạng “chảy máu chất xám” sang lĩnh vực tư. Đúng như Văn kiện Đại hội XIII đã đánh giá: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt vẫn còn bất cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ. Quản lý nhà nước và quản lý – quản trị nhà trường còn nhiều hạn chế”.

Trần Đình Sử đề xuất đặt tên đường cho kẻ bán nước, cõng rắn cắn gà nhà.

Giải pháp phòng, chống
Để xóa bỏ một hiện tượng ắt phải triệt tiêu nguồn gốc sinh ra nó. Theo đó, để phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo cần có giải hệ thống giải pháp để triệt tiêu các nguyên nhân sinh ra nó.

Một là, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục. Suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo phải gắn với đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục, bởi vì, từ suy thoái tư tưởng chính trị có thể dẫn đến “tự diễn biến” – tức tư tưởng chính trị từ mặt tốt tốt, mặt vững vàng, trung kiên thành mặt xấu, thiếu kiên định; dù chưa phải, nhưng nếu không phòng, có thể dần trở thành chống đối và bị kẻ thù lợi dụng bằng thúc đẩy “tự diễn biến” bằng “diễn biến hòa bình”. Do đó, để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục cần thực hiện tốt những nội dung biện pháp sau: Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục – đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Thứ hai, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, nâng cao năng lực nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và ngành giáo dục.

Hai là, tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo vững mạnh, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học – công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cần quán triệt quan điểm phát triển đội ngũ nhà giáo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện tiêu chí về phẩm chất, năng lực nhà giáo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, nhà giáo ngoài việc là điển hình của phương thức tiếp cận giáo dục và kỹ năng đào tạo hiện đại thì vẫn phải lưu giữ và phát huy tính điển hình của mẫu người toàn diện, tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ của thời kỳ hội nhập và phát triển; ngoài tiêu chuẩn chung, nhà giáo phải là người có kiến thức quản trị hiện đại, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, biết cách làm, làm có hiệu quả, vì lợi ích chung. Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về năng lực quản lý, quản trị hiện đại, phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu, đề cương bài giảng theo đào tạo tín chỉ, quy chuẩn kiểm định chất lượng, xây dựng và triển khai chuẩn chương trình đào tạo tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự nghiên cứu của người học. Bồi dưỡng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học; thực hiện việc chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Thứ ba, để bảo đảm nguồn tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất điều chỉnh Nghị định 116 liên quan việc đặt hàng đào tạo giáo viên; đề xuất và bắt tay vào xây dựng Luật Nhà giáo trình Chính phủ, trình Quốc hội thảo luận, thông qua, để khi được ban hành sẽ là căn cứ pháp lý rất là quan trọng để phát triển đội ngũ các nhà giáo một cách bền vững, lâu dài, bài bản.

Ba là, tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tính tự giác trong nhận diện những biểu hiện phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo gắn chặt với việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ sở giáo dục các cấp; cam kết rèn luyện giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Nâng cao tính thuyết phục trong giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi nhà giáo thấy rõ bổn phận, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách và không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, tiết kiệm, đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; thực hiện cho kỳ được lời căn dặn của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” (6).

Bốn là, có cơ chế, chính sách mang tính đột phá để đội ngũ nhà giáo thực sự “yêu người, yêu nghề”. Thực hiện giải pháp này, cần quán triệt và thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII: “Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” (7). Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 18-1-2019, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030”. Thực hiện đúng chủ trương này của Đảng và đề án này của Chính phủ, chắc chắn sẽ đạt “mục tiêu kép”: vừa xây dựng được đội ngũ nhà giáo “vừa hồng, vừa chuyên”; vừa nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo.

Trương Vixng Ký, nhân vật tội nhiều hơn công được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt, lớp 3.
Trương Vĩnh Ký – Nhân vật tội nhiều hơn công được đưa vào sách Tiếng Việt lớp 3.

Năm là, tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và các bậc phụ huynh về vai trò, vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới. Nhà giáo trong bất kể thể xã hội nào cũng luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Họ là những người sau cùng thể hiện, khẳng định năng lực tập thể của cả xã hội trong việc khám phá, phát minh và tìm ra giải pháp cho thế hệ tương lai; tự cổ chí kim, vai trò, vị trí ấy không hề thay đổi. Đúng như trong “Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số 5299, ngày 16-10-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về vị trí, sứ mệnh vẻ vang của nghề giáo: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang” (8). Hiện nay, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và các bậc phụ huynh cần tiếp nối truyền thống tốt đẹp “tôn sư, trọng đạo” để đội ngũ nhà giáo thực hiện tốt sứ mệnh vinh quang: Lan tỏa, thắp sáng lòng nhân ái, tình yêu thương và lòng khát khao trí tuệ, cảm xúc lành mạnh trong mỗi cá nhân, thế hệ học trò và cộng đồng, xã hội.

Thay cho lời kết, chúng tôi xin dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ nhà giáo, toàn ngành giáo dục, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” (9)./.

Lửa Việt

Chú thích:
(1) (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.134; tr.134

(3) (4) Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, tr.264; tr.266
(5) (7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.82; tr.137-138
(6) (8) (9) Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, tr.507; tr.508; tr.508.