Thứ ba, Tháng mười hai 10, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Quân đội Niger bắt một số bộ trưởng sau đảo chính, trùm Wagner ngỏ ý đưa quân đến Niger

ĐNA -

Theo tin AFP, ngày 1/8/2023, đảng PNDS-Tarayya cho biết chính quyền quân sự đã bắt Bộ trưởng Dầu mỏ Mahamane Sani Mahamadou (con trai cựu tổng thống Issoufou Mahamadou). Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Niger cũng đã bị bắt. Đảng thân tổng thống PNDS-Tarayya cáo buộc các vụ bắt giam quan chức cấp cao của chính quyền dân sự đã thể hiện bản chất “đàn áp và độc đoán” của phe đảo chính, đồng thời kêu gọi nhân dân Niger đoàn kết để bảo vệ nền dân chủ.

Tổng thống Cộng hòa Chad Mahamat Idriss Deby và Tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum ở Niamey, Niger, hôm 30/7. Ảnh: AFP

Vụ bắt các quan chức Niger được công bố một ngày sau khi Mahamat Idriss Deby, Tổng thống Cộng hòa Chad ở Trung Phi, đến Niger để làm trung gian hòa giải giữa phe đảo chính và chính phủ bị lật đổ.

Tổng thống Chad cũng đăng ảnh ông chụp cùng Tổng thống bị lật đổ Bazoum trong lúc đang mỉm cười và dường như không có vấn đề gì. Tổng thống Chad nói rằng ông đang cố tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng, nhưng không nêu chi tiết.

Lực lượng cận vệ tổng thống Niger ngày 26/7 tiến hành đảo chính, quản thúc ông Bazoum tại dinh thự. Quân đội Niger sau đó tuyên bố trung thành với đội cận vệ “để tránh xung đột trong lực lượng vũ trang”. Tướng Abdourahamane Tchiani, chỉ huy lực lượng cận vệ, được chọn làm tân lãnh đạo chính quyền quân sự thay ông Bazoum.

Mỹ và các nước châu Âu lên án cuộc đảo chính Niger, yêu cầu chính quyền quân sự nhanh chóng thả Tổng thống Bazoum. Hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso trong khi đó tuyên bố, bất cứ hành động can thiệp quân sự vào Niger đồng nghĩa tuyên chiến với hai nước này, đồng thời cảnh báo động thái có thể gây hậu quả thảm khốc.

Cảnh sát Niger tại một khu vực người biểu tình tập trung để ủng hộ chính quyền quân sự ở Niamey ngày 30/7. Ảnh: AFP

Hai nước châu Phi sẵn sàng tuyên chiến nếu Niger bị can thiệp quân sự.
Niger là quốc gia thứ ba ở vùng Sahel rung chuyển vì đảo chính quân sự trong vòng ba năm qua, sau Mali và Burkina Faso. Mali và Burkina Faso tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger đồng nghĩa tuyên chiến với hai nước này, cảnh báo động thái có thể gây hậu quả thảm khốc.

Ngày 31/7/2023, chính phủ Burkina Faso và Mali ra thông báo chung, “Bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Niger cũng đồng nghĩa tuyên chiến với Burkina Faso và Mali. Những hậu quả thảm khốc từ động thái đó có thể khiến toàn bộ khu vực bất ổn”.

Cảnh báo được đưa ra sau khi các lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 30/7 họp khẩn, yêu cầu Niger khôi phục quyền lực cho tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum trong vòng một tuần. Quá hạn chót này, ECOWAS sẽ sử dụng “mọi biện pháp”, bao gồm cả vũ lực, để khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.

Lực lượng cận vệ tổng thống Niger ngày 26/7 đã bắt và quản thúc ông Bazoum tại dinh thự. Quân đội Niger sau đó tuyên bố trung thành với đội cận vệ “để tránh xung đột trong lực lượng vũ trang”. Tướng Abdourahamane Tchiani, chỉ huy lực lượng cận vệ, được chọn làm tân lãnh đạo chính quyền quân sự thay ông Bazoum.

ECOWAS còn quyết định áp trừng phạt tài chính lên Niger và chính quyền quân sự nước này, đóng băng “mọi giao dịch thương mại và tài chính” giữa các nước thành viên và Niamey. Tuy nhiên, Burkina Faso và Mali tuyên bố “từ chối thực hiện những lệnh trừng phạt phi pháp, phi nhân đạo nhằm vào người dân và giới chức Niger”.

Guinea, cũng từng xảy ra đảo chính năm 2021, cũng bày tỏ “bất bình với các động thái của ECOWAS, bao gồm ý định can thiệp quân sự” vào Niger. Guinea “quyết định không thực hiện các lệnh trừng phạt được cho là phi pháp và phi nhân đạo”, kêu gọi ECOWAS “xem lại lập trường”.

Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Niger là quốc gia không giáp biển với diện tích gần 1,3 triệu km2, trong đó khoảng 80% nằm trong sa mạc Sahara. Nước này có dân số khoảng 25,4 triệu người, hầu hết theo đạo Hồi, sống tập trung ở miền nam và miền tây. Đây cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, thường xếp hạng cuối cùng về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc.

Niger đối mặt vấn đề mất an ninh trong bối cảnh các nhóm cực đoan giành chỗ đứng tại nước láng giềng Mali từ năm 2012, gây ra xung đột khiến hàng nghìn người thiệt mạng và 6 triệu người phải sơ tán trong khu vực.

Niger được đánh giá là một trong những đồng minh quan trọng của phương Tây trong hoạt động chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Tây Phi. Binh sĩ của một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Pháp, đang đóng quân tại Niger.

Liên Hợp Quốc và các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp đã lên án cuộc đảo chính. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 28/7 điện đàm với Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, cho biết nước này sẽ tiếp tục làm việc để “đảm bảo khôi phục hoàn toàn trật tự hiến pháp và quy tắc dân chủ ở Niger”.

Pháp, Mỹ và EU đều lên án cuộc đảo chính ở Niger. EU tuyên bố không công nhận phe đảo chính, đình chỉ hỗ trợ tài chính và hợp tác an ninh với Niger. Chính quyền quân sự Niger ngày 31/8 nói Pháp định can thiệp quân sự để giải cứu ông Bazoum, nhưng Paris bác bỏ cáo buộc.

Trùm Wagner ngỏ ý đưa quân đến Niger
Tối 27/7/2023, ông Yevgeny Prigozhin nói trong đoạn ghi âm được đăng lên kênh Telegram thân Wagner, “Những gì xảy ra ở Niger là cuộc đấu tranh của người dân Niger với thực dân. Những kẻ thực dân đã cố áp đặt quy định, điều kiện với cuộc sống người dân Niger và khiến người Niger mãi mắc kẹt trong tình thế như châu Phi hàng trăm năm trước”.

Ông Prigozhin tuyên bố không liên quan tới vụ đảo chính ở Niger, nhưng gọi đây là khoảnh khắc “giải phóng khỏi thực dân phương Tây lẽ ra phải xảy ra từ lâu” và ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Niger và ngỏ ý để các tay súng của mình đến quốc gia Tây Phi “giúp lập lại trật tự”.

“Giờ đây, họ đã giành được độc lập. Phần còn lại phụ thuộc vào công dân Niger và cách quản lý đất nước hiệu quả”, ông nói thêm và gợi ý hàng nghìn thành viên Wagner có thể đến Niger “lập lại trật tự và tiêu diệt những kẻ khủng bố, ngăn chúng làm hại dân thường”.

Lãnh đạo tập đoàn an ninh tư nhân Wagner Yevgeny Prigozhin với Huy hiệu Anh hùng nước Nga. Ảnh: TASS

Hôm 27/7, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Mỹ không thấy có dấu hiệu Wagner liên quan đến đảo chính ở Niger.

Trong cuộc phỏng vấn công bố đầu tuần này, Prigozhin tuyên bố lực lượng Wagner sẵn sàng tăng cường hiện diện ở châu Phi sau khi đã “hoàn tất nghĩa vụ” ở châu Âu.

Wagner hoạt động ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có những nước châu Phi như Libya, Cộng hòa Trung Phi và Sudan. Lực lượng này được cho là ký hợp đồng đảm bảo an ninh với các nước để đổi lại quyền khai thác vàng và khoáng sản tại đây.

Thành viên các tập đoàn quân sự tư nhân Nga, trong đó có nhiều lính Wagner, hồi năm 2018 đã can thiệp để đứng về phía chính phủ Cộng hòa Trung Phi nhằm dập tắt cuộc nội chiến nổ ra từ năm 2012.

Vai trò của Wagner ở Cộng hòa Trung Phi, Mali và các nơi khác thuộc châu Phi là mối lo ngại của các nước phương Tây, trong đó có Pháp và Mỹ. Washington coi Wagner là tổ chức tội phạm và áp đặt biện pháp trừng phạt. Ông Prigozhin phủ nhận những cáo buộc đó, nói rằng tất cả hoạt động của Wagner là hợp pháp và có lợi cho các quốc gia nơi nhóm hoạt động, cũng như mang lại lợi ích cho mối quan hệ của những nước đó với Nga.

Chy Lê