Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Quảng Trị: Tổ chức Lễ thượng cờ thống nhất non sông tại kỳ đài phía bắc của Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải

ĐNA -

Sáng 30/4/2023, tại kỳ đài phía bắc của Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ thượng cờ thống nhất non sông và phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng “ước nguyện hoà bình” Quảng Trị, lần thứ II – năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), 51 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2023).

Sáng 30/4/2023, tại kỳ đài phía bắc của Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ thượng cờ thống nhất non sông

Trong không khí trang nghiêm, tự hào dân tộc, lá cờ tổ quốc được từ từ kéo lên cao trong tiếng nhạc Tiến quân ca oai hùng và sự xúc động của hàng nghìn người dân có mặt ở đây. Buổi Lễ cũng đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Các anh, các chị đã mãi mãi nằm xuống để đất nước có ngày hôm nay.

Các Đại biểu xúc động klhi lá cờ tổ quốc được từ từ kéo lên cao trong tiếng nhạc Tiến quân ca oai hùng

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông được tổ chức vào ngày 30/4 hàng năm tại Quảng Trị nhằm ôn lại ký ức của một thời hào hùng, vẻ vang của toàn dân tộc. Đồng thời, tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hi sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc; Lễ thượng cờ là dịp nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ nền hòa bình, độc lập tự do mà lớp lớp cha ông đi trước đã hy sinh xương máu để giành được. Góp phần công sức dựng xây quê hương, đất nước ngày càng phát triển đi lên vững mạnh.

Quảng Trị là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc, là nơi gánh chịu nhiều đau thương, hy sinh mất mát, chứng kiến bao cảnh tàn khốc và hủy diệt của chiến tranh.

Quảng Trị chính là nơi thử thách và tôi luyện những phẩm chất kiên cường, quả cảm, bất khuất của con người Việt Nam, nơi chứng kiến khát vọng sống, khát vọng hoà bình bất diệt của một dân tộc đã làm lay động mạnh mẽ lương tri nhân loại.

Trải qua bao biến cố thăm trầm của lịch sử, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, của các tỉnh, thành phố và nhân dân trong cả nước cùng bạn bè quốc tế, Quảng Trị đã vượt lên mọi khó khăn khởi tạo cuộc sống mới. Mảnh đất Quảng Trị đã đổi thịt thay da, với diện mạo mới tươi trẻ, tràn đầy sức sống, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

“Đã từ lâu, ‘Quảng Trị’ không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung của cả nước – niềm tự hào về một thời hào hùng và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được kí kết, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc, lấy vĩ tuyến 17, dòng sông Bến Hải làm ranh giới ngăn cách. Dòng sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, cầu Hiền Lương trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất của dân tộc. Tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, cũng là chiến trường nóng bỏng, khốc liệt nhất.

Trong những năm tháng chiến tranh, Mỹ – Ngụy đã triển khai nhiều trận đánh hủy diệt nhằm đưa Quảng Trị trở thành “vành đai trắng”, biến Quảng Trị trở thành vùng “đất lửa”. Vượt qua mọi khó khăn, tàn khốc của cuộc chiến, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã bất khuất, kiên cường anh dũng bám trụ, chiến đấu và bảo vệ quê hương đến ngày đất nước thống nhất.

Những bài ca truyền thống cách mạng vang lên trong buổi Lễ thượng cờ

Trong chiến dịch Trị – Thiên, quân và dân Quảng Trị đã tận dụng thời cơ, nổi dậy cùng với sức mạnh của các quân, binh đoàn chủ lực, dũng mãnh tiến công vào sào huyệt quân thù để giải phóng quê hương. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị – tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Cùng với việc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, nhất là sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã đánh dấu một mốc son vẻ vang “Quảng Trị cùng cả nước, vì cả nước vượt qua muôn trùng thử thách, chông gai” để viết nên khúc khải hoàn đại thắng mùa Xuân năm 1975, vĩnh viễn xóa đi sự chia cắt đau thương, thực hiện trọn vẹn chân lý: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, cũng là chiến trường nóng bỏng, khốc liệt nhất. Vượt qua mọi khó khăn, tàn khốc của cuộc chiến, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã bất khuất, kiên cường anh dũng bám trụ, chiến đấu và bảo vệ quê hương đến ngày đất nước thống nhất.

Cụm Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

Trong buổi lễ thượng cờ, tỉnh Quảng Trị đã triển khai phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng “ước nguyện Hòa Bình” Quảng Trị lần thứ II – năm 2023. Với mong muốn góp phần xây dựng Quảng Trị trở thành một điểm đến hòa bình, cuộc thi được tổ chức nhằm tìm ra một biểu tượng xây dựng tại Công viên Hòa bình ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Sau lễ thượng cờ, giải đua thuyền truyền thống “thống nhất non sông” trên dòng sông Bến Hải với 7 đội thuyền nam, 4 đội thuyền nữ, 6 đội thuyền hỗn hợp thi đấu ở 5 nội dung, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài địa phương đến tham gia hưởng ứng, cổ vũ.

Sau lễ thượng cờ, giải đua thuyền truyền thống “thống nhất non sông” trên dòng sông Bến Hải.

Chy Le