ĐNA -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị để nghị kiểm soát chặt việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.
Đây là một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị các địa phương thực hiện theo tinh thần của Chỉ thị số 05 của Thủ tướng về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Bộ Xây dựng lưu ý các địa phương cần nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo việc thẩm định, phê duyệt đồng bộ các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và cụ thể hóa trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư.
“Phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cho rằng, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cần được kiểm soát chặt chẽ.
Trước thực tế thời gian qua ở Việt Nam, nhiều dự án đội vốn, nợ như chúa chổm, lỗi hẹn, thi công chậm, thiếu hiệu quả, thậm chí để xảy ra vi phạm pháp luật, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá và xử lý các quy hoạch bị điều chỉnh sai quy định.
“Đồng thời, chất lượng đấu thầu cũng cần được nâng cao để đảm bảo lựa chọn được những đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực”, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Nghị.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương hoàn thiện và thực hiện quy hoạch không gian ngầm, không gian trên cao, thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật và các quy định của địa phương về việc lấy ý kiến của người dân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cổng thông tin quy hoạch xây dựng quốc gia.
“Đồng thời, chất lượng đấu thầu cũng cần được nâng cao để đảm bảo lựa chọn được những đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực”, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Nghị.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương hoàn thiện và thực hiện quy hoạch không gian ngầm, không gian trên cao, thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật và các quy định của địa phương về việc lấy ý kiến của người dân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cổng thông tin quy hoạch xây dựng quốc gia.
Về mảng phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, các địa phương cần hoàn thiện công cụ về quản lý phát triển đô thị và đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng đô thị.
“Cần lập chương trình phát triển đô thị cấp tỉnh, chương trình phát triển đô thị từng đô thị, khu vực phát triển đô thị và ban quản lý dự án phát triển đô thị theo quy định”, ông Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu.
Trên cơ sở đó, địa phương cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong đô thị. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng đường giao thông đô thị, bảo đảm sự kết nối về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như với các khu vực phụ cận.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý, thời gian tới đây, các địa phương từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, cần tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt đối với khu vực đô thị mở rộng.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý, thời gian tới đây, các địa phương từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, cần tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt đối với khu vực đô thị mở rộng.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng đề cao tăng cường sự giám sát của nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.
“Phải tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập, quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng để xử lý nghiêm, kịp thời, dứt điểm những vi phạm”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.
Thời gian qua, với những bài học về quản lý quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, quyết định siết chặt – tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt tại Việt Nam của ông Nguyễn Thanh Nghị được đánh giá là “đúng đắn” và cần thiết ở thời điểm này.
Theo kế hoạch mới công bố của Bộ Xây dựng, năm tới, ông Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo thanh tra Bộ tập trung vào quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, sở hữu chung nhà chung cư và dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại các khu đô thị.
Trong năm 2022, theo Quyết định kế hoạch thanh tra mà Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký, lực lượng thanh tra chuyên ngành Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư và khâu quản lý nhà nước ngành xây dựng tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Đồng thời, trong năm 2022, Bộ Xây dựng cũng sẽ thanh tra việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại Ban quản lý dự án Thăng Long Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP.
Đặc biệt, lực lượng chuyên ngành của Bộ Xây dựng sẽ thanh tra quản lý nhà nước ngành xây dựng trong các lĩnh vực như quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch, hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản tại UBND 3 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hậu Giang.
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, nội dung quan trọng trong kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ là tập trung vào hai chuyên đề diện rộng. Chuyên đề thứ nhất là về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.
Chuyên đề thứ hai, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định của pháp luật về nhà ở, đặc biệt là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện và hướng dẫn thanh tra các Sở Xây dựng thực hiện để đánh giá tổng quát nhất báo cáo Bộ trưởng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi cơ chế chính sách cần thiết cho phù hợp và sát thực tiễn.
Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng đối với 11 tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn.
Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng sẽ thanh tra việc thực hiện dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị ở 11 tỉnh, thành nêu trên.
Kết quả của 18 cuộc thanh tra liên tiếp từ cuối năm 2020 đến nay về phí bảo trì tại Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu 12 chủ đầu tư phải trả lại hơn 338 tỷ đồng cho Ban quản trị nhà chung cư.
Với nội dung này, Bộ Xây dựng đã ban hành chỉ đạo kịp thời để chấn chỉnh. Trong đó, yêu cầu các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân quan tâm, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về nhà ở cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư.
“Việc thanh tra những vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm như quỹ bảo trì chung cư sẽ nhằm giải quyết tình trạng chủ đầu tư không chấp hành quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì và phần sở hữu chung của nhà chung cư”, theo Chánh Thanh tra Nguyễn Ngọc Tuấn.
Ông Tuấn cũng nêu rõ, Thanh tra Bộ Xây dựng luôn coi việc thanh tra thường xuyên rất quan trọng, tập trung vào một số vấn đề nổi cộm hiện nay như việc chủ đầu tư “om” quỹ bảo trì, chiếm dụng diện tích sử dụng chung gây khiếu kiện kéo dài, bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật.
Điển hình như, liên quan đến vấn đề phí bảo trì chung cư, năm 2021 vừa qua, lần đầu tiên Thanh tra Bộ Xây dựng đã thực hiện việc thanh tra tại nhiều dự án ở Hà Nội và TP.HCM.
Một số sai phạm được chỉ ra như tại chung cư Riveside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân) chủ đầu tư nay là Công ty CP Tập đoàn Videc đã quản lý kinh phí bảo trì không đúng quy định, tính đến tháng 12/2020, chủ đầu tư còn om hơn 13 tỷ đồng phí bảo trì trên tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng đã thu của khách hàng.
Một số sai phạm được chỉ ra như tại chung cư Riveside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân) chủ đầu tư nay là Công ty CP Tập đoàn Videc đã quản lý kinh phí bảo trì không đúng quy định, tính đến tháng 12/2020, chủ đầu tư còn om hơn 13 tỷ đồng phí bảo trì trên tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng đã thu của khách hàng.
Cùng với đó, để xử lý hàng loạt vi phạm của Công ty CP đầu tư Hải Phát Thủ Đô – chủ đầu tư 2 dự án CT2-105 khu đô thị Văn Khê mở rộng (tên thương mại HPC Landmark) và dự án Hanoi Homeland, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Về việc cấp thiết thanh tra, rà soát lại toàn bộ quỹ đất 20% để xây nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, theo ông Tuấn, hiện nay theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên nhân khiến phát triển nhà ở xã hội gặp khó khăn là vấn đề quỹ đất. Do đó, kế hoạch thanh tra năm 2022 về việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cũng sẽ góp một phần trong việc giải bài toán này.
Cần nhấn mạnh rằng, thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án, các quỹ đất tại các khu nhà ở thương mại, khu đô thị là cần thiết, trong đó có việc rà soát quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Đây cũng là câu chuyện được đề cập đến nhiều trong suốt thời gian qua
Việc rà soát có thể giúp nhìn nhận và đánh giá lại tổng thể hiệu quả quỹ đất nhà ở xã hội đã sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, từ đó có phương án hợp lý để hoạch định chính sách trong tương lai.
Việc rà soát có thể giúp nhìn nhận và đánh giá lại tổng thể hiệu quả quỹ đất nhà ở xã hội đã sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, từ đó có phương án hợp lý để hoạch định chính sách trong tương lai.
“Việc thanh tra cũng giúp chấn chỉnh hoạt động của những doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án chuyển đổi, sử dụng quỹ đất xây nhà ở xã hội không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch ban đầu, đi chệch hướng so với chủ trương nhân văn của Chính phủ, cũng như Bộ Xây dựng”, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng lưu ý.
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 49 ngày 1/4/2021 để thay thế cho Nghị định 100 năm 2015 về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, một trong những thay đổi đáng ghi nhận tại Nghị định 49 là tránh được tình trạng chủ đầu tư lách luật để trốn việc dành quỹ đất 20% tại dự án cho phát triển nhà ở xã hội.
Việc chú trọng phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam là một trong những chính sách hết sức nhân văn, giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội. PV