Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Sự kiện Bác Hồ trở về nước



ĐNA -

Sau 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Nguyên đán năm Tân Tỵ), Bác Hồ qua cột mốc 108 biên giới Việt – Trung về Việt Nam tại thôn Pác Bó- thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Nơi đây có dãy núi cao được Bác đặt tên là núi Các Mác. Dưới chân núi có hồ nước lớn trong xanh, nơi bắt đầu dòng suối chảy uốn quanh đổ xuống đồng bằng của bản Khuổi Nậm, Bác đặt tên là suối Lê-nin. Đây là một nơi “bí mật” có “hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”. Người quyết định chọn Pác Bó làm điểm “đứng chân” xây dựng căn cứ địa trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đây bà con trong vùng Pác Bó thấy xuất hiện ông già Ké, (hay già Thu) mặc áo chàm, nói tiếng Nùng nghe ấm áp, gần gũi và thân thuộc.

Bác Hồ về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng – 1961)

Tại Pác Bó, Bác Hồ đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng và đã bùng cháy, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và ngày 2-9-1945, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

Hang Pác Bó
Hang Pác Bó, Trong tiếng Tày, Pác Bó có nghĩa là “nơi bắt đầu”, là cội nguồn của Cách Mạng. Đây chính là nơi sinh sống của  chủ tịch Hồ Chí Minh hang đá này nằm  trên sườn núi Các Mác và cũng là nơi gần với nơi đầu nguồn của dòng suối Lê Nin. Hang còn thông ra một con đường lớn dân sang bên kia biên giới, đây cũng là một địa chỉ để Bác “ẩn nấp” khi bị quân địch phát hiện.

Ngay khi bước vào trong hang Pác Bó bạn cần phải vượt qua được một con suối. trên dọc con suối đó có một cây cầu gỗ sẽ giúp bạn đi đến cửa hang

Ngay khi bước vào trong hang Pác Bó bạn cần phải vượt qua được một con suối. trên dọc con suối đó có một cây cầu gỗ sẽ giúp bạn đi đến cửa hang, khi đến với cửa hang bạn cần tiếp tục chinh phục khoảng 300 bậc thang nữa và men theo sườn núi với bề rộng chỉ đủ cho 1 hoặc 2 người đi. Với đoạn đường đi tương đối khó khăn những nơi đây vẫn luôn đông khách du lịch bởi ai cũng mong muốn được một lần đến để tham quan địa điểm làm việc cũng như làm việc của người.

Đến với đây chúng ta sẽ được chứng kiến nơi nghỉ ngơi cũng như làm việc của Chủ tịch Hồ CHí Minh trong những ngày Bác đã sinh sống cũng như làm việc ở đây. Với khung cảnh với chiếc bàn đá chông chênh bác đã từng làm việc cũng như chỉ huy quân sự cùng với những chiếc sĩ lãnh đạo của quân và dân ta. Hiện nay tại đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn với những tài liệu lịch sử quan trọng được lưu giữ trong hangKhám phá hang Pác Bó – hang Cốc Bó

Hang động này chỉ rộng khoảng 15m2 đủ để Bác sinh hoạt trong hang, trong hang còn có dấu tích của Bác đã khác ghi trên tảng đá với dòng chữ ngày 8 tháng 2 năm 1941 – đây cũng chính là ngày Bác bắt đầu chuyển đến hang và sinh sống.

Hang Pác Bó, đây chính là nơi sinh sống của  chủ tịch Hồ Chí Minh hang đá này nằm  trên sườn núi Các Mác

Đến giờ trong hang vẫn còn giữ nguyên chiếc giường cũ Bác đã từng dùng, đây cũng đã từng là nơi nằm nghỉ cũng như làm  việc của Bác. Điều kiện trong hang tối tăm, nhỏ hẹp và rất lạnh do nằm sâu ở khu vực bên trong của núi đá, với những điều kiện khó khăn và vô cùng khắ nghiệt như vậy, nhưng Người vẫn sống cũng như làm việc trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình để bảo vệ dân tộc.

Núi Các Mác
Núi Các Mác, nơi đây là nơi Bác Hồ từng thổi cơm nhóm lửa. Xung quanh ngọn núi là những vách núi đá lớn, bên ngoài được bao phủ bởi một màu xanh của rong rêu.

Nơi đây có có bầu không khí trong lành cũng được bởi những cây cổ thụ cũng như xum xê rợp bóng với núi rừng, nơi đây còn có vườn trúc, vườn ổi nơi Bác đã từng sống khiến khung cảnh ở đây thật sự nên thơ.

Núi Các Mác, nơi đây là nơi Bác Hồ từng thổi cơm nhóm lửa. Xung quanh ngọn núi là những vách núi đá lớn, bên ngoài được bao phủ bởi một màu xanh của rong rêu.

Ngoài khung cảnh hoang sơ thì nơi đây còn là một địa điểm có vị trí vô cùng thuận lợi những rừng cây xum xuê có thể dễ dàng nhìn toàn cảnh bên ngoài nhưng bên trong giống như một  hang động bí mật.

Suối Lê Nin
Suối Lê Nin có vị trí quan trọng trong lịch sử của khu di tích Pác Bó, nơi bắt đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Hang Pác Bó, suối Lê Nin gắn liền với cụm di tích lịch sử như hang Cốc Bó, cụm di tích Kim Đồng, cụm du tích Bó Bẩm, cụm di tích Khuổi Nậm,…

Suối Lê Nin mang một vẻ đẹp lộng lẫy mà bất cứ ai cũng không thể chối cãi. Suối có màu xanh đặc trưng mà không phải ở đâu cũng có. Nước ở đây cũng rất trong, nhìn được tận đáy là đá lởm chởm đủ các hình dạng khác nhau. Nhìn xa dần theo tầm mắt, suối Lê Nin uốn lượn theo đường cong của núi rừng, theo từng núi đá vôi rêu phong trập trùng.

Suối Lê Nin có vị trí quan trọng trong lịch sử của khu di tích Pác Bó, nơi bắt đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp.

Đây là một địa điểm du lịch mà rất nhiều những khách du lịch yêu thích đặc biệt là đối với những bạn trẻ. Bởi nơi này sẽ là một địa điểm check in mà rất nhiều những bạn trẻ yêu thích bởi làn nước trong xanh, với một màu xanh ngọc bích mà ai cũng muốn chạm tay vào để cảm nhận sự trong lành của thiên nhiên thậm trí bạn còn có thể nhìn thấy những chú cá đang bơi lượn dưới dòng nước suối này.  Bất cứ ai nhìn cũng đều thấy sự yên ả và thanh bình.Suối Lê Nin mùa nào cũng đẹp và vẫn luôn khoác trên mình một màu xanh tươi mát tuy nhiên thời điểm tháng 7 – 8 nước suối Lê Nin có hơi đục do thời điểm này mưa tương đối lớn nước có hơi đục và nước chảy tương đối siết khiến đá ở đây tương đối trơn trượt không đảm bảo cho quá trình tham quan của bạn.Suối Lê Nin mang vẻ đẹp lộng lẫy ở cả dáng vẻ và ý nghĩa lịch sử.

Cột mộc 108
Đây là một trong những cột mốc biên giới Việt – Trung ngày xưa, trên cột đá nguyên khôi này có khắc nội dung bằng cả tiếng Trung và cả tiếng Pháp. Đây là một địa danh ghi dấu ấn lịch sử là nơi Bác Hồ qua cột mốc 108 biên giới Việt – Trung về Việt Nam tại thôn Pác Bó- thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Đây là một địa danh ghi dấu ấn lịch sử là nơi Bác Hồ qua cột mốc 108 biên giới Việt – Trung về Việt Nam ngày 28/1/1941

Đối với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Cao Bằng cột mộc 108 có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, trong quá trình giai đoạn chiến tranh biên giới 1979 người dân trong vùng luôn cô gắng giữ được đường biên giới cũng như cột mộc khẳng định chủ quyền dân tộc của Việt Nam.

Lán Khuổi Nặm
Lán Khuổi Nặm chính là không gian Bác đã sinh sống lâu nhất trong thời gian Bác ở Pác Bó. Nơi đây nằm khép nép ẩn lặng dưới khe núi hay những tán cây. Chính vì vậy Lán Khuổi Nặm cũng được xem là nơi có địa điểm thuận lợi cho việc hoạt động công tác bí mật.

Lán Khuổi Nặm chính là không gian Bác đã sinh sống lâu nhất trong thời gian Bác ở Pác Bó.

Lán Khuổi Nặm nằm ngay cửa rừng, bên dòng suối nhỏ, dưới gốc cây um tùm. Do nơi dựng lán có dòng suối nên gọi là lán Khuổi Nặm (theo tiếng Tày, Nùng, Khuổi Nặm nghĩa là suối nước). Căn lán nhỏ làm theo kiểu nhà sàn của người Tày, rộng khoảng 12m2, mái lợp tranh, vách được ken bằng lá cáp tao (một loại cây rừng, lá gần giống lá dừa). Sàn được lát bằng những khúc cây rừng. Trên sàn có kê một tấm ván để làm bàn làm việc của Bác. Lịch sử còn ghi, ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Bác Hồ về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Bác đã chọn Pác Bó làm nơi ở và làm việc. Thời gian đầu, từ cuối tháng 1 đến tháng 3-1941, Bác ở tại hang Pác Bó. Đến cuối tháng 3-1941, Bác chuyển sang ở lán Khuổi Nặm. Nơi này kín đáo, nếu có động thì rút ngược theo suối Khuổi Nặm lên đến mốc 108 là sang đất Trung Quốc an toàn. Đến tháng 5-1945 Bác mới dời về chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng 8-1945.

Chy Le