Thứ Bảy, Tháng 2 22, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Sự thực về cây cầu đi bộ có mặt sàn gỗ lim ở Huế



ĐNA -

Trong mấy ngày qua, một số báo chí đăng tải nhiều bài viết về chiếc cầu đi bộ có mặt sàn bằng gỗ lim tại Huế bị hư hỏng một số vị trí sau 7 năm sử dụng. Điều đáng nói là, để câu view độc giả, một số tác giả đã giật tít bài báo kiểu giật gân “cầu gỗ lim bị mục nát” và nội dung bài báo phản ánh không thực sự khách quan về tình trạng chiếc cầu này.

Cầu Gỗ lim” do tổ chức KOICA của Hàn Quốc tài trợ hoàn toàn và không hoàn lại với trị giá là 64 tỷ đồng, được xây dựng xong và đưa vào sử dụng từ năm 2018

Qua tìm hiểu, phóng viên ASEAN News được biết, chiếc cầu đi bộ trên sông Hương (thường được gọi là cầu Gỗ lim” do tổ chức KOICA của Hàn Quốc tài trợ hoàn toàn và không hoàn lại với trị giá là 64 tỷ đồng, được xây dựng xong và đưa vào sử dụng từ năm 2018). Đây là chiếc cầu nối giữa đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên Lý Tự Trọng, được dựng ngay trên mặt nước, song song với bờ nam sông Hương. Cầu dài 400m, rộng 4m, kết cấu bê tông cốt thép, mặt sàn rộng 2.443m2, lát khoảng 4.000 thanh gỗ lim Nam Phi dày 5cm. Có thể nói, đây là một chiếc cầu rất đẹp, không chỉ là điểm nhấn nổi bật trên tuyến đi bộ dọc sông Hương mà còn tạo ra điểm đến và nơi người dân Huế cũng như du khách đến đây đi bộ thư giãn hằng ngày. Đây là dự án thí điểm thuộc dự án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, với tổng kinh phí tài trợ 6 triệu USD (hơn 130 tỉ đồng) do KOICA tài trợ.

Cầu gỗ lim Huế trông càng rực rỡ hơn khi phố lên đèn.

Tuy nhiên, do thiết kế vị trí khá thấp, nằm sát mặt sông nhằm để khách du lịch đi trên cầu không bị khoảng cách xa với mặt nước nên năm nào chiếc cầu gỗ lim này cũng bị ngập nước lũ vài lần, có nhiều lần kéo dài cả tuần. Bên cạnh đó, mùa hè thời tiết ở Huế rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mặt cầu khô nhưng bên dưới phía tiếp giáp mặt sông lại có độ ẩm rất cao, vì vậy ít có loại gỗ nào chịu được thời tiết khắc nghiệt như vậy.

Cầu gỗ lim dọc sông Hương là điểm đến không thể bỏ qua với du khách khi đến Huế.

“Gỗ lim dù là loại gỗ tốt nằm trong “tứ thiết mộc” (đinh, lim, sến, táu), nhưng nếu bị ngâm nước và phơi nắng gắt, chịu khí hậu khắc nghiệt của xứ Huế thì vẫn sẽ bị mục nát nếu không có sự bảo vệ, che chắn. Một điểm nữa là những thanh gỗ lim này được nhập từ châu Phi nên cũng không rõ độ tuổi của loại gỗ này”, chuyên gia thực vật học Đỗ Xuân Cẩm cho rằng việc cây cầu gỗ lim bị mục nát, xuống cấp do thời tiết là chuyện sớm muộn. Trước khi cây cầu được xây dựng, trong một cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia do UBND TP Huế (cũ) tổ chức, ông đã đưa ra thông tin này.

Có thể nói, đây là một chiếc cầu rất đẹp, không chỉ là điểm nhấn nổi bật trên tuyến đi bộ dọc sông Hương mà còn tạo ra điểm đến và nơi người dân Huế cũng như du khách đến đây đi bộ thư giãn hằng ngày.

Theo ông Cẩm, chất lượng của gỗ lim được đánh giá qua độ tuổi của cây. Nếu cây gỗ lim có tuổi đời trên trăm năm, khả năng chống chịu với thời tiết sẽ khác so với những thanh gỗ non tuổi. Với cây cầu gỗ lim dọc sông Hương, ông Cẩm cho rằng việc xuống cấp là chuyện bình thường đối với một công trình lộ thiên, đặc biệt khi đã có 7 năm hoạt động, trải qua nhiều mùa mưa nắng và lũ lụt ở xứ Huế. Ngay từ khi thiết kế cầu, đơn vị tư vấn phía Hàn Quốc đã dự kiến, sau 3 năm sẽ phải thay thế những thanh gỗ bị mục nát, hư hỏng và họ đã chuẩn bị sẵn 400 thanh gỗ lim để dự phòng cho công tác thay thế. Dù vây, sau 7 năm sử dụng trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt của Huế, đến nay, qua kiểm tra mới chỉ có khoảng 50 thanh gỗ bị hư hỏng cần thay thế. Đây là một tỷ lệ rất thấp và đã nằm trong tính toán của đơn vị thiết kế và thi công.

Sau 7 năm sử dụng trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt của Huế, đến nay, qua kiểm tra mới chỉ có khoảng 50 thanh gỗ bị hư hỏng cần thay thế. Đây là một tỷ lệ rất thấp và đã nằm trong tính toán của đơn vị thiết kế và thi công.

Thiết nghĩ, báo chí cần phải ánh trung thực, khách quan và người làm báo cần có cái tâm trong sáng khi cầm bút. Vì vậy, qua chuyện giật tít câu view về chiếc cầu gỗ lim ở Huế của một số tác giả nên xem lại cách viết của mình.

Minh Anh