Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

“Sưởi ấm bản cao 2022” Chương trình thiện nguyện chia sẻ khó khăn, gửi gắm yêu thương đến trẻ em vùng cao của cộng đồng otofun.

ĐNA -

Sáng 10/2/2023, cộng đồng otofun và CLB xe bán tải địa hình Việt Nam tổ chức từ thiện tới các em nhỏ vùng cao tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An với chương trình “sưởi ấm bản cao 2022”. Đây là một trong những địa phương khó khăn nhất tỉnh Nghệ An, nơi mà đến thời điểm này, các thầy trò trường tiểu học Tri Lễ 4 vẫn phải dạy và học với 5 không: không đường bê tông, không điện, không nước máy, không sóng điện thoại và điều đặc biệt đây là trường tiểu học không có giáo viên nữ.

“Sưởi ấm bản cao 2022” Chương trình thiện nguyện chia sẻ khó khăn, gửi gắm yêu thương đến trẻ em vùng cao của cộng đồng otofun.

Từ sáng sớm, đoàn đã tập trung tại sân vận động Mỹ Đình để chuẩn bị các công tác cho chuyến hành trình chở yêu thương đến với các em nhỏ vùng cao xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Quà tặng bao gồm quần áo, bánh kẹo, đồ dùng học tập, bàn ghế, trò chơi ngoài trời,… đã được xếp đầy đủ lên xe của các thành viên OtoFun và đội xe của CLB Xe Bán Tải Địa Hình Việt Nam (PVC). Đoàn từ thiện gồm có 21 xe và 44 người.

Từ sáng sớm, đoàn đã tập trung tại sân vận động Mỹ Đình để chuẩn bị các công tác cho chuyến hành trình.

Vượt qua quãng đường gần 400km, đến chiều muộn đoàn dừng chân tại thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong. Sáng sớm ngày 11/2 đoàn tiếp tục di chuyển từ thị trấn Kim Sơn vào xã Tri Lễ nằm ở phía Tây Nam của huyện Quế Phong, cách xa trung tâm huyện hơn 40km.

Trường tiểu học Tri Lễ là ngôi trường khó khăn nhất của Huyện với 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Trường đóng trên địa bàn xã Tri Lễ, một địa phương kinh tế vô cùng khó khăn, tập quán tự cung, tự cấp, biệt lập với bên ngoài, không có đường ô tô, không có điện lưới, không có sóng điện thoại, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt…

Quà tặng bao gồm quần áo, bánh kẹo, đồ dùng học tập, bàn ghế, trò chơi ngoài trời,…

Đường từ trung tâm xã đến trường chủ yếu là đường dân sinh, đường đi quanh co theo sườn núi, bên dốc, bên vực rất nguy hiểm, đặc biệt là các điểm trường: Huổi mới 1, Huổi Mới 2, Mường Lống, Nậm Tột, Huổi Xái 1, Huổi Xái 2. Hiện nay cơ sở vật chất của trường xuống cấp nghiêm trọng, đồ dùng trang thiết bị học tập thiếu thốn. Với tấm lòng nhân ái của cộng đồng OtoFun và Quỹ Thiện Tâm, chương trình lần này đã quyên góp được khoảng 1,1 tỷ đồng dùng để mua dụng cụ học tập, xây dựng và tu sửa cho các điểm trường mầm non và tiểu học tại xã Tri Lễ. Để chương từ thiện này đến được với các trẻ em vùng cao, ban tổ chức đã phải rất vất vả đi khảo sát trước những điểm nào đang gặp khó khăn nhất để thực hiện.

Sáng sớm ngày 11/2 đoàn tiếp tục di chuyển từ thị trấn Kim Sơn vào xã Tri Lễ nằm ở phía Tây Nam của huyện Quế Phong, cách xa trung tâm huyện hơn 40km.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Đông Nam Á, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tri Lễ 4 Lê Xuân Thắng cho biết, Trường tiểu học Tri Lễ 4 có 351 học sinh chia thành 4 điểm trường, điểm trường chính có 5 lớp và 109 học sinh. Điểm Huổi Xái có 5 lớp – 109 học sinh, điểm Nậm Tột có 4 lớp – 44 học sinh, điểm Huổi Mới có 5 lớp – 92 học sinh. Trường tiểu học Tri Lễ 4 có 4 điểm lẻ, điểm gần điểm chính nhất cách 8km và điểm xa điểm chính nhất là 40km, đường đi chủ yếu là đường rừng núi rất khó khăn và nguy hiểm đặc biệt vào mùa mưa lũ, sạt lở và giông bão. Hiện tại trường đang có lộ trình xây dựng trường bán trú để tạo điều kiện cho các em ở bản xa về có điều kiện ăn ở và học tập, hiện tại các em vẫn học 2 buổi trong ngày, sáng đi trưa về và chiều đến tối về. Hiện nay điều kiện gia đình của các em còn quá khó khăn, nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa, các em chủ yếu ở nhà với ông bà hoặc người thân trong các bản làng. Các em thường theo ông bà, cha mẹ làm nương rẫy nên các giáo viên rất khó khăn để tìm và vận động các em đến lớp.

Trường tiểu học Tri Lễ là ngôi trường khó khăn nhất của Huyện với 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc H’Mông

Hiện tại trường có 31 cán bộ giáo viên nam. Nhà trường gặp nhất nhiều khó khăn trong việc dạy học, đặc biệt  là không có điện lưới và mạng internet để tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng các phương tiện như tivi, máy chiếu… Hiện nay giáo viên của Trường phải ra Trung tâm huyện để thực hiện việc dạy học cũng như tập huấn. Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng nhiệm vụ nhà trường giao các giáo viên của Trường vẫn hoàn thành và đảm bảo các chương trình dạy học theo quy định.

Hiệu trưởng Trường tiểu học Tri Lễ 4 Lê Xuân Thắng đại diện nhận quà của các nhà hảo tâm.

Trường rất xa trung tâm huyện và toàn đường rừng núi, nên giáo viên phải cắm bản, không thể đi về hàng ngày được nhất là vào mùa mưa lũ, đầu tuần các giáo viên phải mang đồ ăn và đồ sinh hoạt dùng cho cả tuần. Cuối tuần nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì giáo viên mới về thăm gia đình được.

“Từ thiện vốn là một hoạt động có ý nghĩa, nhân văn, thể hiện trách nhiệm tình thương và sự chia sẻ với cộng đồng không chỉ của Nhà nước mà còn là của các tổ chức, doanh nghiệp hay mỗi cá nhân. Những hành động đẹp này cần nhân rộng và lan tỏa mạnh trong xã hội”

“Từ thiện vốn là một hoạt động có ý nghĩa, nhân văn, thể hiện trách nhiệm tình thương và sự chia sẻ với cộng đồng không chỉ của Nhà nước mà còn là của các tổ chức, doanh nghiệp hay mỗi cá nhân. Những hành động đẹp này cần nhân rộng và lan tỏa mạnh trong xã hội” . Cộng động OtoFun chia sẻ.

PV.