Thứ bảy, Tháng chín 14, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Thấy gì từ chuyến thăm Ukraina của 3 nhà lãnh đạo châu Âu

ĐNA -

Dẫn thông báo từ văn phòng Điện Élysée, AP 16/6/2022 đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đến Kiev trên một chuyến tàu xuyên đêm. Chuyến thăm được cho là mang tính biểu tượng, vì ba cường quốc Tây Âu này thường xuyên phải đối mặt với những lời chỉ trích từ Zelensky, do không cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí quy mô theo yêu cầu cũng như luôn sẵn lòng trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đến Kiev trên một chuyến tàu xuyên đêm.

Chuyến thăm diễn ra trước thời điểm EU chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến việc xin gia nhập liên minh của Ukraine vào ngày 23-24/6/2022 tới và trước thềm hội nghị thượng đỉnh của NATO trong hai ngày 29-30/6 tại Madrid. Cũng trong ngày 16/6/2022, các bộ trưởng quốc phòng NATO họp tại Brussels để cân nhắc viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.

Cần lưu ý rằng, chuyến thăm Kiev này của 3 nhà lãnh đạo Tây Âu không được dân chúng trong nước họ đồng tình. Người Pháp đặc biệt phẫn nộ với cách cư xử và thái độ trịch thượng, đòi hỏi của Zelensky. Họ cho rằng, “sự giúp đỡ của chúng ta đối với hắn không bao giờ là đủ”. Họ kêu gọi Macron “chấm dứt ngay việc bị Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dắt mũi” và tốt nhất nên liên minh với Putin hơn là với Zelensky, “Ít nhất thì Putin có thứ gì đó để bán và ông ấy không làm mất lòng nước Pháp”.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến đồng tình, vì cho rằng, 3 nhà lãnh đạo đến Kiev để “trả giá cao nhất”, “ép” Zelensky từ bỏ một phần lãnh thổ đổi lấy thỏa thuận hòa bình với Nga, như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 12/6/2022, tuyên bố.

Trước đó một ngày, Joe Biden cũng cho biết, đã thông báo với người đồng cấp Zelensky, rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ an ninh mới trị giá 1 tỷ USD (thực chất là bán thiếu); bao gồm, pháo, vũ khí phòng thủ bờ biển, cùng đạn pháo và các hệ thống rocket tiên tiến mà Ukraine yêu cầu trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt tại khu vực Donbass. Với mục tiêu là, giúp Kiev có lợi thế “trả giá thấp nhất” về lãnh thổ trên bàn đàm phán.

Tuy vậy, người Mỹ vẫn cân nhắc, cung cấp loại vũ khí nào cho Kiev. Họ thừa hiểu rằng, vũ khí mà Mỹ và NATO viện trợ đến được tận tay binh sĩ Ukraine, là rất hạn chế – vì: một là bị tuồn ra chợ đen, lọt vào tay quân khủng bố tấn công ngược lại Mỹ và phương Tây; hai là rơi vào tay quân đội Nga, lo nhất là bị lộ bí mật kỹ thuật vũ khí; ba là/2022 làm mục tiêu cho quân đội Nga bắn phá.

Cú bắt tay từ biệt, đường ai nấy đi

Điển hình nhất mới đây 15/6/2022, trong một cuộc phản công ở Donbass, một tiểu đoàn 30 xe tăng hạng nặng T-72M1 do Ba Lan cung cấp đã bị quân đội Nga tiêu diệt, chỉ trong một lần tấn công. Số xe T-72M1 này, tương đương 12,5% tổng số xe tăng mà phía Ba Lan chuyển giao cho Ukraine; điều này cho thấy tổn thất cực kỳ lớn của quân Ukraine và vũ khí NATO viện trợ. Đó là chưa tính, có bao nhiêu lính Ukraine trong 30 chiếc xe tăng Ba Lan bị phá hủy này.

Mặt khác, hiện nay kinh tế Mỹ, EU đang lâm khủng hoảng trầm trọng, giá nhiên liệu, lương thực tăng cao, lòng dân phẫn nộ – Mỹ và EU chợt ngộ ra rằng, có thể sống mà không có Ukraine nhưng không thể sống mà không có nước Nga vĩ đại.

Vậy thì, Emmanuel Macron, Olaf Scholz và Mario Draghi đến Kiev để làm gì? Hỏi là đã có câu trả lời.

PV