Trong lịch sử dựng nước và phát triển, mở rộng bờ cõi, Thừa Thiên Huế luôn giữ một vai trò và vị thế đặc biệt đối với dân tộc và đất nước Việt Nam. Một vùng đất từng được xem là “Ô Châu ác địa”, qua bàn tay và khối óc của các bậc tiền nhân đã biến thành vùng đô hội, có vai trò kết nối 3 miền Bắc – Trung – Nam, đã và đang vươn mình phát triển.
Kinh thành – phần trung tâm của đô thị di sản Huế đã được lựa chọn, quy hoạch và xây dựng bài bản từ hàng trăm năm trước.
Là nơi “đô hội lớn một phương”, thủ phủ của xứ Đàng Trong, miền đất địa linh nhân kiệt, Thừa Thiên Huế có bề dày về lịch sử, văn hóa được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế, chứa đựng tinh hoa hồn cốt, giá trị biểu trưng trí tuệ và văn minh của Việt Nam; giữ vai trò là kinh đô của đất nước trong hơn 150 năm, gắn bó với hai triều đại là triều Tây Sơn và triều Nguyễn (1788 – 1945).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Hà Nội – Huế – Sài Gòn, là cây một cội là con một nhà” – Đó không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là một thực tế lịch sử. Từ cái nôi đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ, trong suốt 1.000 năm qua văn minh Việt đã không ngừng được chuyển tải mạnh mẽ về phương Nam thông qua trung tâm Phú Xuân – Huế, để rồi sau đó hình thành một trung tâm khác ở Nam Bộ, là Sài Gòn – Gia Định.
Những di sản văn hóa vô giá được bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Với vị trí chiến lược đặc biệt của mình, ngày nay Thừa Thiên Huế là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây; là một trong những trung tâm lớn về văn hoá, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu; là một cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung và là nơi có vị trí trọng điểm về quốc phòng – an ninh của cả nước.
Đây là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 08 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế bao gồm: quần thể di tích Cố đô Huế, nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam, mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế; 02 di sản chung với các địa phương khác là di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ.
Đô thị Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị. Nhờ vậy, Huế còn được biết đến với các danh hiệu đã được công nhận là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”.
Các di tích được trùng tu phục hồi…
Những nỗ lực không mệt mỏi và thành quả
Xác định vai trò, vị thế của vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá, năm 1996, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình Quốc hội xem xét việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do chưa hội tụ đủ các điều kiện nên chưa được thông qua. Từ đó đến nay, Bộ Chính trị đã 04 lần ban hành các văn bản: Kết luận số 48, ngày 25/5/2009; Thông báo số 175, ngày 01/8/2014; Nghị quyết 26 ngày 03/11/2022; Đặc biệt, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhấn mạnh đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Thực hiện các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, trải qua quá trình phấn đấu hàng chục năm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đã đạt nhiều kết quả quan trọng, giúp tỉnh từng bước nâng cao vị thế của mình, tạo đà phát triển nhanh và bền vững.
Các di sản cổ vật quý giá được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị
Tỉnh đã xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; cơ sở vật chất phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị Huế gắn với đô thị du lịch. Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa lớn đặc sắc của cả nước hướng đến đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”;
Xây dựng, phát triển trung tâm y tế chuyên sâu và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực y khoa, được Chính phủ và Bộ Y tế chọn là 01 trong 05 Bệnh viện hạng đặc biệt được nâng cấp quy hoạch ngang tầm quốc tế; là đơn vị đã triển khai nhiều kỹ thuật mới áp dụng trong các chuyên ngành, đặc biệt là ghép tạng (gần 2.000 ca), trong đó có rất nhiều ca ghép tạng xuyên Việt (đứng đầu cả nước); luôn đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật cao như: ghép tim, phẫu thuật tim hở,… và là một trong những Trung tâm lớn thực hiện thành công bộ ba ghép tạng “tim, gan, thận”, góp phần đưa Việt Nam có tên trên bản đồ ghép tim trên thế giới); Mô hình trường Viện Đại học Y dược đang được xây dựng đạt chuẩn quốc tế.
Các khu lăng tẩm Hoàng gia rộng hàng trăm héc- ta được quy hoạch ở phía tây- tây nam Kinh thành tạo nên những khu bảo tàng sinh thái mênh mông, có giá trị cao về nhiều mặt.
Quá trình xây dựng Đề án đã được nghiên cứu, thực hiện trên cơ sở những góp ý quý báu của các chuyên gia, các bộ, ban, ngành Trung ương đã làm rõ những căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đề ra các phương án cụ thể sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
Huế đang nỗ lực xây dựng để trở thành một trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. Đại học Huế là cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, được xếp hạng trong top đầu các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam, top 351- 400 các đại học hàng đầu châu Á (theo bảng xếp hạng QS Asia năm 2024); Đại học Huế hiện có 8 trường đại học thành viên, 9 viện, trung tâm nghiên cứu và nhà xuất bản; Quy mô sinh viên hiện nay gồm 62.000 sinh viên các hệ đào tạo, 4.500 học viên cao học, 400 nghiên cứu sinh; sinh viên học tại Đại học Huế phân bổ khắp cả nước với 57/62 tỉnh thành; hằng năm thu hút số lượng sinh viên quốc tế đến học lớn nhất Việt Nam, Đội ngũ cán bộ của Đại học Huế luôn ở top 1 trong 3 cơ sở giáo dục đại học cả nước về số lượng các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, trong đó có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành ở các lĩnh vực;
Ngoài ra, tỉnh đang từng bước xây dựng trung tâm khoa học – công nghệ, từng bước xây dựng Huế trở thành trung tâm khoa học – công nghệ của cả nước nhằm phát huy nguồn nhân lực khoa học công nghệ hiện đứng thứ 3 trên toàn quốc, xây dựng các thiết chế tiềm lực Khcn phát triển ngang tầm quốc gia và quốc tế, phát triển Đại học Huế trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ mạnh của Khu vực Đông Nam Á, Viện Công nghệ sinh học trở thành trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia ở miền Trung…); phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo; Phát triển hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá Quốc gia” có vùng đất ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; phát triển kinh tế – xã hội các huyện miền núi và khai thác bền vững có hiệu quả.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức liên tục tạo nên một Huế năng động và tràn đầy nhựa sống.
Sau 15 năm từ thời điểm Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48 về “xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế”, 10 năm thực hiện Thông báo 175 và hơn 4 năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54 về “xây dựng và phát triển TT Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, kinh tế – xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội có chuyển biến tích cực và đang dần trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch lớn và đặc sắc của cả nước; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư, xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Đô thị mới và di sản truyền thống chung sống hài hòa tạo nên một Huế khác biệt.
Đến thời điểm hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố thuộc tỉnh). Bộ máy hành chính không ngừng được củng cố, kiện toàn và sắp xếp tinh gọn, chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và đẩy mạnh cải cách hành chính, thay đổi lề lối, tác phong làm việc để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Việc xây dựng Đề án “Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế” có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, khát vọng và nhận được sự đồng thuận rất cao của các tầng lớp Nhân dân tỉnh nhà, thể hiện qua tỷ lệ đồng ý của cử tri đạt tỷ lệ là 98,67%.
Thừa Thiên Huế đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương
Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và thành lập các quận thuộc thành phố Huế bảo đảm đạt 05/05 điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; qua đánh giá như sau:
Quy mô dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.236.393 người (gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi), đạt so với quy định.
Diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế có 4.947,11 km2, đạt so với quy định.
Về đơn vị hành chính trực thuộc: Sau khi chia thành phố Huế thành 02 quận và nhập huyện Nam Đông và Phú Lộc thì thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, đạt so với quy định có từ 09 đơn vị trở lên; trong đó có 02 quận, 03 thị xã và 04 huyện, đạt tỷ lệ 55,56% số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có ít nhất là 02 quận. Áp dụng tiêu chuẩn đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết số 1211 và Nghị quyết số 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Đánh giá: Đạt.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương dự kiến thành lập đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I.
Về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, theo hiện trạng năm 2023: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 11.350 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 10.487 tỷ đồng. Đánh giá đạt so với quy định. Thu nhập bình quân đầu người đạt 56,44 triệu đồng/người/năm; bằng 0,95 lần bình quân chung của cả nước; Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm 2021-2023 là 6,66%, đạt so với quy định. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trung bình 3 năm 2021- 2023 là 3,59%, đạt bình quân chung so với cả nước là 3,75%. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 91,06%, đạt so với quy định. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành là 90,03%, đạt theo quy định. Áp dụng tiêu chuẩn ĐVHC có yếu tố đặc thù, đối chiếu các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, qua đánh giá tiêu chí Thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất: Đạt.
Về cơ cấu và trình độ phát triển đạt tất cả các chỉ tiêu: cân đối thu chi ngân sách; thu nhập bình quân đầu người; mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành đều đạt so với quy định.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đạt 23/25 tiêu chuẩn, đảm bảo quy định.
Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt đủ 05/05 tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 4, Điều 31 của Nghị quyết số 1211 và Nghị quyết số 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tiêu chuẩn thành lập các quận Phú Xuân và quận Thuận Hóa thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương:
Quận Phú Xuân:
Quy mô dân số có 203.142 người, đạt so với quy định.
Diện tích tự nhiên có 127,05 km2, đạt so với quy định.
Có 13 phường trực thuộc, đảm bảo so với quy định có từ 10 đơn vị trở lên.
Về cơ cấu và trình độ phát triển đạt tất cả các chỉ tiêu: cân đối thu chi ngân sách; thu nhập bình quân đầu người; mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành đều đạt so với quy định.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đạt 22/25 tiêu chuẩn, đảm bảo quy định.
Quận Thuận Hóa:
Quy mô dân số có 297.507 người, đạt so với quy định.
Diện tích tự nhiên có 139,41 km2, đạt so với quy định.
Có 19 phường trực thuộc, đảm bảo so với quy định có từ 10 đơn vị trở lên.
Về cơ cấu và trình độ phát triển đạt tất cả các chỉ tiêu: cân đối thu chi ngân sách; thu nhập bình quân đầu người; mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành đều đạt so với quy định.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đạt 23/25 tiêu chuẩn, đảm bảo quy định.
Như vậy, Căn cứ các quy định hiện hành thì quận Phú Xuân và quận Thuận Hóa đạt đủ 05/05 tiêu chuẩn để thành lập quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Về định hướng phát triển và mở rộng các đô thị vệ tinh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Huế trực thuộc Trung ương, theo tầm nhìn đến năm 2045 sẽ phấn đấu tiếp tục nâng cấp các đô thị như sau:
Thành lập quận Hương Thủy, quận Hương Trà trên cơ sở thị xã Hương Thủy, Hương Trà.
Thành lập 02 thành phố Phong Điền (trên cơ sở thị xã Phong Điền) và Chân Mây (gồm khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc hiện hữu).
Xây dựng huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu trở thành thị xã.
Sau 15 năm từ thời điểm Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48 về “xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế”, 10 năm thực hiện Thông báo 175 và hơn 4 năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54 về “xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, kinh tế – xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội có chuyển biến tích cực và đang dần trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch lớn và đặc sắc của cả nước; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư, xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Việc trở thành thành phố Trung ương sẽ tạo ra sự ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho thành phố Huế phát triển mà còn đóng góp thiết thực cho Vùng, cho đất nước; trong đó, thành phố Huế trở thành động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung bộ; đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông nam châu Á, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị./.
Thế Cương – Hương Bình