Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Thừa Thiên Huế đã sẵn sàng với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

ĐNA -

Thừa Thiên Huế với vị trí và vị thế quan trọng đặc biệt đối với đất nước, từng là Thủ phủ của Đàng Trong hơn 200 năm dưới thời các chúa Nguyễn, là kinh đô trong 157 năm với hai Triều đại (Tây Sơn và Nhà Nguyễn), đồng thời là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 08 di sản được UNESCO ghi danh. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh’’; do đó, việc xây dựng Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế là cần thiết.

ngày 13/9/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Nhằm triển khai các Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian qua Bộ Chính trị đã có 4 văn bản quan trọng về địa phương này:
– Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020;
– Thông báo số 175-TB/TW ngày 01/8/2014 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị;
– Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
– Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đó, Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 nêu rõ ‘’đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh’’; do đó, việc xây dựng Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế là cần thiết.

Trên các cơ sở đó, Đề án đã được xây dựng đảm bảo các căn cứ về chính trị, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Đề án đã được lấy ý kiến Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; thông qua HĐND các cấp theo quy định. Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thiện Đề án, trình Hội đồng thẩm định cấp nhà nước thống nhất thông qua.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4.947,11 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 1.236.393 người; có 09 ĐVHC cấp huyện gồm 01 thành phố Huế, 02 thị xã và 06 huyện; có 141 ĐVHC cấp xã gồm: 95 xã, 39 phường và 07 thị trấn.
Thành phố Huế trực thuộc trung ương sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2, quy mô dân số là 1.236.393 người; không thay đổi số lượng ĐVHC cấp huyện (có 09 ĐVHC cấp huyện) với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 63,02% và có 133 ĐVHC cấp xã, gồm: 78 xã, 48 phường và 07 thị trấn (giảm 08 ĐVHC cấp xã); Cụ thể như sau:
+ Thành phố Huế hiện hữu chia thành 02 quận (quận Phú Xuân và quận Thuận Hoá);
+ Giữ nguyên 02 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà);
+ Nâng cấp 01 huyện thành thị xã (Phong Điền);
+ Nhập 02 huyện thành 01 huyện (Nam Đông và Phú Lộc sáp nhập thành huyện mới, có tên gọi là huyện Phú Lộc);
+ Giữ nguyên 03 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố Huế trực thuộc trung ương và các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trực thuộc; bố trí, giải quyết số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư; trụ sở, tài sản công dôi dư và thực hiện các chính sách đặc thù trên địa bàn theo đúng quy định.

Việc sắp xếp, thành lập các ĐVHC được nêu trong Đề án đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính và Nghị Quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 (Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).

Về hồ sơ đề án, hồ sơ, Đề án của tỉnh đã đảm bảo đúng quy định bố cục của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định hướng dẫn khác có liên quan.

Về các thủ tục đã thực hiện: Đề án đã được lấy ý kiến cử tri theo quy định; kết quả lấy ý kiến cử tri đạt tỷ lệ đồng thuận cao và đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hồ sơ đã được 100% đại biểu tham dự kỳ họp HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã liên quan biểu quyết tán thành.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023;

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2023;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất với Đề án, nhất trí trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười cho ý kiến về chủ trương theo quy định về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Tỉnh cũng đã hoàn thành các thủ tục liên quan công nhận đô thị, cụ thể là:
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 750/QĐ-BXD ngày 02/8/2024 công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí đô thị loại IV trên cơ sở số điểm được Hội đồng thẩm định thông qua là 83,75 điểm;

Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 751/QĐ-BXD ngày 02/08/2024 công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường trên địa bàn đô thị Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với phường của đô thị loại IV.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I trên cơ sở số điểm được Hội đồng thẩm định thông qua là 82,91 điểm;

Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 844/QĐ-BXD ngày 04/9/2024 công nhận khu vực dự kiến thành lập quận phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố Trực thuộc Trung ương đạt tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;

Ngày 31/7/2024, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến liên ngành về hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế;

Ngày 09/09/2024, Hội đồng thẩm định cấp nhà nước tổ chức thẩm định và có Thông báo Kết luận số 410/TB-VPCP với kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định là 100% (17/17 phiếu).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận Hội nghị,

Tiếp đó, ngày 13/9/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Sau khi nghe đại diện Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất với Đề án, nhất trí trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười cho ý kiến về chủ trương theo quy định về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở tỉnh Thừa Thiên -Huế có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí khát vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; tạo động lực để Thừa Thiên – Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên – Huế trong thời kỳ mới; góp phần hiện thực hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xác định rõ thời gian hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương; nâng cao chất lượng đời sống của người dân, bảo đảm chất lượng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng lộ trình về sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý tài sản công tiết kiệm theo quy định, không để thất thoát, lãng phí… Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng sinh thái, thân thiện môi trường và thông minh; triển khai thực hiện có hiệu quả, xây dựng thành phố Huế là trung tâm của khu vực miền Trung, là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, xứng tầm với mong muốn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và nhân dân cả nước.

Thế Cương- Thanh Hải/Ảnh: Trí Dũng