Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Thúc đẩy trao đổi thương mại và thu hút đầu tư khu vực Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam

ĐNA -

Ngày 18/8/2023, tại thành phố Semarang, Indonesia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam lần thứ 15. Đây là hội nghị trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM 55) và các hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 17 – 22/8/2023.

Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu. (Ảnh: BCT)

Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu. Tham gia đoàn Việt Nam có đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế và đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Các nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị bao gồm: (i) Báo cáo tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mianma, Việt Nam, việc hoàn thành Kế hoạch hành động Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022, tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam giai đoạn 2023 – 2024; (ii) Trao đổi tiến độ triển khai “Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam” và dự án “Hội thảo Xã hội hóa việc triển khai Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam”, (iii) Một số vấn đề quan tâm khác và thông qua tuyên bố chung của Hội nghị.

Hội nghị nhận định trong bối cảnh khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức nhưng các hoạt động trao đổi thương mại và thu hút đầu tư của khu vực Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trao đổi thương mại của 4 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam với thế giới năm 2022 đạt trên 831 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021, chiếm 21,6% tổng giá trị trao đổi thương mại của ASEAN với thế giới.

Hội nghị cũng đã nghe báo cáo của Trưởng SEOM Campuchia về việc hoàn thành Kế hoạch hành động hợp tác Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 và tiến độ triển khai Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023 – 2024. Các Trưởng đoàn đánh giá cao nỗ lực và sự chủ động, phối hợp tích cực của các cơ quan, Bộ ngành, đơn vị đầu mối của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mianma, Việt Nam trong việc thực hiện, hoàn thành các hoạt động, dự án hợp tác Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cảm ơn sự phối hợp, tham gia tích cực của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mianma đối với các hoạt động do Việt Nam chủ trì trong năm 2022 và những tháng vừa qua của năm 2023 như Hội chợ thương mại quốc tế Viet Nam Expo, Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Viet Nam Foodexpo, các hội chợ do Việt Nam tổ chức tại Lào, Campuchia và các chương trình học bổ

Đối với Kế hoạch hành động Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam giai đoạn 2023 – 2024, đoàn Việt Nam cũng thông báo sẽ tiếp tục hỗ trợ gian hàng cho các nước Campuchia, Lào, Mianma tại một số hội chợ, triển lãm quốc tế lớn do Việt Nam tổ chức; tiếp tục chương trình học bổng dành cho học viên từ các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma. Việt Nam cũng đề nghị các nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam tăng cường hợp tác tạo thuận lợi cho thương mại, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản, nhằm nâng cao hơn nữa trao đổi thương mại giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam. Các nước cũng cần hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi hiệu quả các FTA mà 4 nước là thành viên, góp phần hiện thực hóa lợi ích mà các hiệp định mang lại cho nền kinh tế của 4 nước, củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Trưởng đoàn các nước nhất trí giao các Trưởng SEOM Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam tích cực điều phối, đề nghị các cơ quan, Bộ ngành đầu mối nước mình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối nước Bạn trong đẩy nhanh tiến độ các hoạt động, dự án hợp tác thuộc Kế hoạch hành động. Hội nghị cũng nhất trí thông qua Quy chế hướng dẫn sửa đổi triển khai Kế hoạch hành động Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam do Ban Thư ký ASEAN hỗ trợ, làm đầu mối soạn thảo, và cho rằng đây là một tài liệu cần thiết giúp các nước căn cứ, tham khảo trong quá trình xây dựng, đề xuất các dự án hợp tác trong giai đoạn tới.

Một nội dung trọng tâm của Hội nghị là việc thảo luận tiến độ triển khai “Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam”. Tại Hội nghị, Trưởng đoàn các nước đã cảm ơn Ban Thư ký ASEAN, Viện Mê Công đã xây dựng dự án “Hội thảo Xã hội hóa triển khai Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển vùng Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam” và cảm ơn Hàn Quốc về việc tài trợ cho dự án. Sau khi Ban Thư ký ASEAN cập nhật các thông tin, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo Xã hội hóa với sự tham gia của các nước, các Bộ ngành đầu mối, các cơ quan triển khai liên quan và cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan, Bộ ngành đơn vị liên quan các nước CLMV chia sẻ nguyện vọng, đề xuất ý tưởng, trình bày các khó khăn, vấn đề phát sinh và tìm ra giải pháp để sớm triển khai “Kế hoạch hành động triển khai và Phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam”. Trưởng đoàn các nước nhất trí giao Trưởng SEOM Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN sớm xây dựng lộ trình cụ thể để tổ chức Hội thảo và triển khai các dự án, thuộc “Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam”.

Trưởng đoàn các nước CLMV trao đổi, thảo luận tại Hội nghị (Ảnh: BCT)

Kết thúc Hội nghị, đại diện Ban Thư ký ASEAN chúc mừng các nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam đã cùng nhau phối hợp triển khai hiệu quả các dự án, hoạt động hợp tác trong Kế hoạch hành động Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam giai đoạn 2023 – 2024 và đã xây dựng dự án Hội thảo xã hội hóa triển khai Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam. Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam cần tiếp tục hợp tác với nhau và có thêm các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong khu vực không bị đứt quãng.

Cơ chế hợp tác Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế 4 nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam được hình thành từ tháng 8/2010 theo sáng kiến của Việt Nam. Mục tiêu của Hội nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam, phối hợp chặt chẽ hơn trong các hoạt động thuộc diễn đàn tiểu vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa tiềm năng của các nước, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước với các nước còn lại trong khu vực ASEAN và trên thế giới, đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được tại các Hội nghị Thượng đỉnh Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam.

Thùy Linh