Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Tổ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước Đông Nam Á đồng hành cùng dự án “Học viện nghề nghiệp STEM” tại miền Trung – Việt Nam

ĐNA -

(Đà Nẵng). Ngày 26/4/2024, tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã diễn ra cuộc thi “Sáng tạo STEM phục vụ thành phố thông minh – SI4SC”. SEAMEO STEM-ED và mục tiêu giúp phát triển năng lực, kỹ năng thực hiện các dự án STEM

PGS.TS Lê Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng: Thông qua dự án, chúng tôi muốn đẩy mạnh các chương trình giáo dục nghề nghiệp và truyền cảm hứng nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM.

Cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động thuộc dự án giáo dục STEM cho giáo viên, học sinh THPT 3 địa phương (Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi), đồng thời là điểm nhấn sau nhiều hoạt động về STEM, do Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức (từ năm 2022).

Dự án (Giáo dục STEM cho giáo viên, học sinh THPT 3 địa phương nó trên), ra đời từ hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng và Trung tâm khu vực của Tổ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước Đông Nam Á đối với giáo dục STEM (SEAMEO STEM-ED), được triển khai thực hiện trong 2 năm (tên đầy đủ của dự án ”Học viện nghề nghiệp STEM khu vực miền Trung Việt Nam – Tiếp cận khu vực nhằm tăng cường nhận thức xã hội và xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực cho STEM”.

“Từ năm 2022, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã phối hợp với SEAMEO STEM-ED và Công ty Chevron, và chúng tôi đã khởi xướng dự án hợp tác này, với mục tiêu nâng cao nhận thức và thí điểm triển khai các chương trình giáo dục nghề nghiệp STEM tại miền Trung Việt Nam.

Dự án kéo dài 2 năm này nhằm mục đích tăng cường năng lực của các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các chương trình giáo dục nghề nghiệp và truyền cảm hứng nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM, từ đó thúc đẩy sự quan tâm của sinh viên trong việc theo đuổi sự nghiệp STEM và chuẩn bị tốt hơn cho việc làm trong tương lai hoặc giáo dục đại học. Sự hỗ trợ từ SEAMEO STEM-ED và Công ty Chevron có ý nghĩa rất quan trọng đối với DUT trong triển khai các hoạt động STEM hiện tại, cũng như tương lai”, PGS.TS Lê Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng chia sẻ.

Được biết, mục tiêu của dự án là giúp phát triển năng lực và kỹ năng thực hiện các dự án STEM cho giáo viên và học sinh các trường THPT tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, thông qua các hoạt động hội nghị tập huấn, xây dựng bài giảng, chương trình đào tạo ngắn hạn theo phương pháp học qua dự án (PBL), tổ chức cuộc thi và theo dõi, tư vấn sau đào tạo.

Ban tổ chức quyết định trao giải Nhất cho đề tài Máy hỗ trợ phơi nông sản và hút vào bao (em Nguyễn Nguyên Khôi, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Quảng Nam). Ảnh trong bài: T.Ngọc – Xuân Tươi.

Dự án cũng tạo điều kiện để giáo viên và học sinh các trường THPT chia sẻ kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về các lĩnh vực giáo dục STEM và có cơ hội tiếp cận các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển năng lực bản thân và tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các ý tưởng, sản phẩm STEM.

Giải Nhất cho đề tài Máy hỗ trợ phơi nông sản và hút vào bao (em Nguyễn Nguyên Khôi, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Quảng Nam)

Cuộc thi “Sáng tạo STEM phục vụ thành phố thông minh SI4SC”
Cuộc thi “Sáng tạo STEM phục vụ thành phố thông minh SI4SC (STEM INNOVATION FOR SMART CITY)”, thu hút sự tham gia của gần 30 đội thi đến từ 15 Trường THPT của thành phố Đà Nẵng, hai tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi. Các đội dự thi theo 4 nhóm lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI) – Công nghệ thông tin, Cơ khí – Tự động hóa, Kỹ thuật xây dựng và Hóa học – Môi trường.

Ngày nay, khi STEM đã trở thành thuật ngữ quen thuộc, một phương pháp luận về giáo dục gắn với nội dung giáo dục theo xu thế thời đại mà nhiều quốc gia đã áp dụng, đáp ứng các mục tiêu mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến. Sứ mệnh của cuộc thi, vì thế, cũng tập trung phát hiện, tìm kiếm các ý tưởng từ STEM, góp phần phục vụ xây dựng thành phố thông minh – một kết quả và cũng là một trong nhiều đích đến của cách mạng công nghiệp 4.0.

Trưng bày poster đề tài tham dự cuộc thi của các em.

Trước “đề bài” của cuộc thi, nhiều sản phẩm dự thi được đầu tư chuẩn bị trong thời gian khá dài, cả về kỹ thuật công nghệ, lẫn kinh phí thực hiện. Chất lượng của các báo cáo, poster và sản phẩm đã phản ảnh được chất lượng của các Đội. Hội đồng Ban Giám khảo cũng đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu và hiện thực thành sản phẩm của các Đội.

Kết quả chung cuộc:
Giải Nhất: Máy hỗ trợ phơi nông sản và hút vào bao (trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Quảng Nam).

Giải Nhì: Vi2vsl – hệ thống chuyển đổi Tiếng Việt sang ngôn ngữ ký hiệu thông qua hoạt hình 3d dành cho người khiếm thính (lớp 12A5, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng) ; Hệ thống chuyển đổi suy nghĩ thành giọng nói dành cho bệnh nhân hậu tai biến mắc chứng thất ngôn Broca (lớp 11A2, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng).

Các tác giả đề tài đón nhận giải Nhì của Ban tổ chức – Ban Giám khảo.

Giải Ba: Ứng dụng AI để hỗ trợ chăm sóc da lứa tuổi học đường (lớp 11A2 THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng) ; Bộ dụng cụ thu thập dữ liệu phục vụ trong giảng dạy STEM (12C2 trường THPT Bình Sơn – Quảng Ngãi) và Đồng hồ đo lưu lượng nước thông minh sử dụng năng lượng tái tạo (Nhóm các bạn học sinh đến từ lớp 10/12, trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng.

Bài trình bày ấn tượng: Nghiên cứu ứng dụng các thuật toán tối ưu kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng chương trình (phần mềm) dự báo công suất tiêu thụ của phụ tải điện, ứng dụng cho Thành phố Đà Nẵng (THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng).

Ngoài ra , ban tổ chức cũng đã trao 4 giải khuyến khích cho các đề tài.

Cuộc thi “Sáng tạo STEM phục vụ thành phố thông minh – SI4SC” là sân chơi học thuật, “tiếp sức” niềm đam mê của các bạn học sinh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Qua đầu tư cho đề tài, các bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu, dung nạo thêm lượng kiến thức mới, liên quan đến lĩnh vực STEM. Đặc biệt, chính môi trường cọ xát, phát huy khả năng và thi tài các bạn đã học hỏi thêm nhiều kỹ năng bổ ích.

Đề tài dự thi của các em đã thể hiện khá rõ thành quả của chuỗi hoạt động thuộc dự án giáo dục STEM:

Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam: Sonic Engine – Create Electronic Music; Bộ dụng cụ học tập môn địa lý kết hợp với ATLAT phiên bản cải tiến giúp bạn đọc kết nối với vấn đề ô nhiễm môi trường (Nhóm các bạn học sinh 10/9)

Trường THPT Hiệp Đức – Quảng Nam: Hệ thống báo cháy và tự động chửa cháy pro sử dụng năng lượng mặt trời.

Thầy giáo hỗ trợ các em lớp 12C2, trường THPT Bình Sơn – Quảng Ngãi, sẵn sàng “Bộ dụng cụ thu thập dữ liệu phục vụ trong giảng dạy STEM”, trước khi lên thuyết trình đề tài.

Trường THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi: Ứng dụng robot pha chế hoá chất trong phòng học bộ môn trường trung học phổ thông (Nhóm các bạn lớp 11B02) ; Mô hình xe lăn thông minh (lớp 10A06); Phân bón hữu cơ

Trường THPT Bình Sơn – Quảng Ngãi: Bộ giám sát và điều khiển nhiệt theo giản đồ trong lab Stem (lớp 12C1).

Trường THPT chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi: Phát huy giá trị di tích lịch sử trong đô thị thông minh của tỉnh Quảng Ngãi ; Ứng dụng công nghệ số hỗ trợ học sinh ứng phó bạo lực mạng.

Trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng: Robot thông minh và ứng dụng bảo vệ môi trường, hỗ trợ người khuyết tật ở nơi công cộng (Nhóm các bạn học sinh đến từ lớp 10/12 ;  Cần cẩu thủy lực (lớp 10/18), Career Compass – Website định hướng nghề nghiệp (lớp 11/04); Áo phao thông minh cứu hộ (lớp 12/17), Kính mắt thông minh bảo vệ thị lực (lớp 12/11), Gesture Guidance: Hệ thống hỗ trợ thuyết trình dựa trên nhận dạng cử chỉ tay (lớp 10/12); Phương thức ghi nhận và so sánh lưu lượng phương tiện trên các tuyến giao thông đường bộ ( lớp 12/18) ; AntiDDoS bằng PHP

(Nhóm các bạn học sinh đến từ lớp 10/12, trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng, trình bày đề tài: Đồng hồ đo lưu lượng nước thông minh sử dụng năng lượng tái tạo.

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng: Hệ thống phân loại và xác định bệnh ở trái thanh long (lớp 12A1) ; Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào việc dạy học mô lịch sử (lớp 11A4),

Trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng: Robot dọn rác và đo mức độ ô nhiễm môi trường nước

Trường THPT Thanh Khê – Đà Nẵng: Hệ thống báo cháy và chữa cháy

“Cuộc thi “STEM INNOVATION FOR SMART CITY” là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của dự án. Chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến một số lượng lớn các dự án tham gia cuộc thi này, tất cả đều cho thấy chất lượng cao. Chúng tôi đánh giá cao và tự hào về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT. Các em đã thể hiện tính thông minh, sáng tạo, tinh thần đóng góp cho cộng đồng và tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao”, PGS.TS Lê Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, nhận xét./.

T.Ngọc