Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu quan điểm của mình về thế giới hiện nay

ĐNA -

NGA, ngày 05/10/2023, Tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về tình hình quốc tế hiện nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi, Nga ngày 5/10. Ảnh: AFP

Quan điểm về phương Tây
Bằng gây chiến và xâm lược, qua nhiều thế kỷ bành trướng, chủ nghĩa thực dân và bóc lột kinh tế không ngừng, phương Tây đã tích lũy của cải khổng lồ cùng ảnh hưởng của họ đối với phần còn lại của thế giới. Đó là sự thật không thể chối cãi. Mô hình này nếu tiếp tục thì sẽ là nguồn cơn cho những căng thẳng hiện nay và “chắc chắn sẽ đưa chúng ta vào ngõ cụt”.

Triển vọng trật tự thế giới mới
Tổng thống Putin đã vạch ra 6 nguyên tắc quan hệ quốc tế mà Nga muốn coi là nền tảng của trật tự thế giới công bằng hơn. Trong số các nguyên tắc, có nguyên tắc về bác bỏ các rào cản do con người tạo ra giữa các quốc gia và phản đối tình trạng một cường quốc duy nhất thực hiện ý chí của mình. “Không ai có quyền kiểm soát thế giới nhân danh ai hoặc gây tổn hại cho người khác”. Đồng thời ông đưa ra các nguyên tắc mới của cuộc chơi của một thế giới đa cực, như: An ninh toàn cầu và hoà bình lâu dài trên cơ sở tôn trọng lợi ích của mọi người; công lý dành cho tất cả mọi người; bình đẳng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nga không tìm kiếm lãnh thổ mới
Nga tập trung vào việc bảo vệ người dân Donbass và Crimea trong cuộc xung đột với Ukraine, thay vì tìm kiếm các vùng lãnh thổ mới. Ông nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là do cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn năm 2014 ở Ukraine. Cuộc đảo chính này đã trao quyền cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine và đã bị Crimea bác bỏ. Bán đảo này đã bỏ phiếu tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga cùng năm, trong khi các vùng Donbass là Donetsk và Lugansk đã tuyên bố độc lập khỏi Kiev.

Hai nước cộng hòa vùng Donbass cùng với hai khu vực khác của Ukraine là Kherson và Zaporozhye đã sáp nhập Nga sau khi tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 9/2022 và tháng 9/2023, Nga cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử thành công cấp địa phương ở bốn vùng nói trên.

Về Chiến dịch quân sự đặc biệt và tổn thất của Ukraine trên chiến trường
Xung đột với Ukraine không xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ. Đơn giản: Nga là quốc gia rộng nhất thế giới do đó Nga không tìm cách dành thêm lãnh thổ để làm gì. Ngoài ra, Nga còn nhiều việc phải làm với nhu cầu cấp bách và thiết thực hơn là giành thêm lãnh thổ, đó là phát triển vùng Siberi và vùng Viễn Đông.

Ông nói rõ hơn, đây không phải là một cuộc xung đột lãnh thổ và thậm chí càng không phải là việc thiết lập sự cân bằng địa chính trị trong khu vực. Vấn đề và mục đích của Chiến dịch quân sự đặc biệt rộng hơn và cơ bản hơn rất nhiều, Nga đang nói về những nguyên tắc của trật tự thế giới mới.  Hòa Bình lâu dài chỉ có thể được thiết lập khi mọi người cảm thấy an toàn và biết rằng ý kiến của họ được tôn trọng. Tổng thống Putin nói rằng, Nga không phải là bên khơi mào cuộc xung đột ở Ucraina mà thay vào đó đang cố gắng chấm dứt nó. Nga không phải là những người tổ chức cuộc đảo chính 2014 ở Ucraina. Nga không đe dọa ai và Ucraina đã ép buộc người dân vùng Donbass và toàn Ucraina phải từ bỏ nói tiếng mẹ đẻ của họ. Hàng chục nghìn dân thường Ucraina đã ngã xuống ở miền Bắc dưới làn bom đạn của máy bay, xe tăng và đại bác ngay từ năm 2014. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt thì không có quốc gia nào đặc biệt là phương Tây bận tâm đến cảnh chết chóc này hoặc tỏ ra thương xót người dân nơi đây. Vì vậy, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm mục đích ngăn chặn nó.

Theo ông, Ukraine đã tổn thất nặng về sinh mạng từ đầu tháng 6 đến nay: Trên 90.000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng hoặc bị thương. Lực lượng Ukraine cũng mất 557 xe tăng và khoảng 1.900 xe bọc thép.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi, Nga ngày 5/10. Ảnh: AFP

Nga đã vượt qua lệnh trừng phạt
Nga đã thành công trong định hình lại nền kinh tế thích nghi tốt với hàng chục nghìn Sanctions và Nga có các thị trường mới kể từ khi châu Âu và Mỹ lần đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014.

Tổng thống Putin nói: “Chúng ta đã vượt qua mọi vấn đề nảy sinh từ các lệnh trừng phạt và bắt đầu giai đoạn phát triển tiếp theo”.

Đụng độ ở Nagornr-Karabakh là không thể tránh khỏi
Tổng thống Putin bác bỏ cáo buộc rằng Nga đã bỏ rơi đồng minh Armenia khi Azerbaijan tái lập quyền kiểm soát vùng đất ly khai Nagorny-Karabakh vào tháng trước. Sau chiến thắng của Azerbaijan và sau khi lực lượng quân sự Nagorny-Karabakh giải tán, người Armenia đã ồ ạt rời khỏi khu vực này.

Theo ông Putin, Nga đã làm mọi thứ có thể để hòa giải cuộc xung đột và đã đề nghị với Armenia một thỏa hiệp liên quan đến Nagorny-Karabakh. Ông nhận định thêm rằng một cuộc xung đột vũ trang mới là không thể tránh khỏi sau khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan chính thức công nhận vùng đất này là lãnh thổ của Azerbaijan.

Nga có thể buộc phải từ bỏ Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT)
Nga cho biết nước này sẽ cân nhắc việc hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Học thuyết hạt nhân của Nga – trong đó đặt ra các điều kiện nhấn nút hạt nhân – không cần phải cập nhật.  Duma Quốc gia chắc chắn sẽ thảo luận về vấn đề hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện Ngoài ra, Nga khẳng định không nối lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Việc rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) không đồng nghĩa với việc nước này sẽ nối lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân. CTBT là một thỏa thuận đa phương cấm tất cả các vụ thử nghiệm hạt nhân, được thực hiện vì mục đích hòa bình hoặc quân sự. Hiệp ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1996 và đã được 187 quốc gia ký kết. Tính đến tháng 9/2023, có 178 quốc gia đã phê chuẩn.

Tổng thống Putin cho biết nước này đã hoàn thành hiệu quả phát triển Sarmat (tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa). Ông tiết lộ rằng Nga cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân 9M730 Burevestnik – một loại vũ khí có thể thay đổi cuộc chơi toàn cầu, vì nó bay không giới hạn thời gian và khoảng cách, nó lượn lờ cả năm trên trời làm những cái đầu nóng nhất ở đâu đó cũng phải dịu lại.

Ngoài ra, Nga có thể xem xét hủy bỏ việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996 vì Hiệp ước này Mỹ vẫn chưa phê chuẩn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị thường niên lần thứ 20 của Câu lạc bộ Đối thoại Valdai, ở thành phố Sochi, ngày 5/10/2023. Ảnh: Sputnik

Sáu nguyên tắc mới trong quan hệ quốc tế
Tổng thống Nga Putin đã phát lời kêu gọi tất cả các nước tuân thủ 6 nguyên tắc trong quan hệ quốc tế nhằm duy trì sự đa dạng và nỗ lực tạo ra một thế giới công bằng và bình đẳng như sau:

+ Thế giới cần tạo ra một môi trường thân thiện và một thế giới phát triển toàn diện. Thế giới đa cực là nơi không có những rào cản nhân tạo đối với giao tiếp giữa con người với con người;

+ Sự đa dạng của thế giới không chỉ được bảo tồn mà còn phải là nền tảng cho sự phát triển toàn cầu;

+ Thế giới của tương lai là thế giới của những quyết định tập thể không phải của cá nhân;

+ Toàn cầu phải là thế giới hòa bình lâu dài được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của mọi người. Tổng thống Nga khẳng định tính không thể chia cắt của thế giới. Không thể đảm bảo an ninh cho một số người bằng cách gây tổn hại đến an ninh của những người khác;

+ Công lý dành cho tất cả mọi người và tất cả phải được tiếp cận những lợi ích và sự phát triển Thịnh vượng;

+ Bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trên thế giới./.

Nga cùng 4 nước thành lập khối BRICS làm cán cân đối trọng.

Ngoài ra, Nga cùng 4 nước thành lập khối BRICS làm cán cân đối trọng.
BRICS là một tổ chức chính trị, quốc tế hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi (emerging economies). Đây là những nước có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân sự hùng mạnh. Về mặt kinh tế, đây là các nền kinh tế đang nổi lên có tiềm lực kinh tế hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cả năm nước trên đều là những siêu cường tiềm năng. Thuật ngữ “BRIC” được Jim O’Neill, giám đốc nhà băng Goldman Sachs đưa ra ban đầu để chỉ 4 nước Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Khi Nam Phi được mời gia nhập nhóm này vào tháng 12 năm 2010, BRIC được viết lại thành BRICS. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2011 Nam Phi tham dự lần đầu tiên vào cuộc họp mỗi năm của nhóm các quốc gia này, từ đó được gọi là BRICS.

Goldman Sachs dự báo nếu không có gì xảy ra ngoài dự tính của họ, 50 năm nữa các nước BRIC sẽ là những thế lực kinh tế rất lớn của thế giới. Chỉ trong vòng 40 năm (kể từ lúc Goldman Sachs công bố nghiên cứu của mình năm 2003), quy mô kinh tế của (GDP tính theo dollar Mỹ) các nước BRIC đều sẽ vượt qua các nước G6 (Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Pháp) về GDP. Quy mô nền kinh tế của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2032, còn của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2041. Năm 2003, tổng GDP tính bằng dollar Mỹ của BRIC bằng 15% của tổng GDP của G6. Nhưng đến năm 2040 thì sẽ trở nên ngang bằng và đến năm 2050 sẽ lớn gấp rưỡi. Năm 2050, sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brasil và Nga.

Các quốc gia BRIC đã công bố sự cần thiết cho một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới, trong đó sẽ có đa dạng, ổn định và triển vọng. Mặc dù tuyên bố rằng đã được phát hành đã không trực tiếp chỉ trích nhận thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ – điều mà Nga đã chống lại trong quá khứ – nó cũng gây ra sự sụt giảm trong giá trị của đồng USD so với các đồng tiền lớn khác.

BRICS có tổng diện tích 39.746.220 km² và tổng dân số ước tính khoảng 3,21 tỷ [2], tương đương khoảng 26,656% diện tích đất liền và 41,53% dân số thế giới. Bốn trong số năm thành viên nằm góp mặt trong số mười quốc gia lớn nhất thế giới tính theo dân số và diện tích, ngoại trừ Nam Phi, quốc gia này xếp thứ hai mươi tư trong cả 2 thống kê.

Thế Cương/tổng hợp