Thứ sáu, Tháng mười 18, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Tổng thống Ukraine Zelensky công bố “kế hoạch chiến thắng” không thực tế

ĐNA -

Chiều ngày 16/10/2024, truyền thông TASS đưa tin về việc tổng thống Ukraine Zelensky trình bày “Kế hoạch chiến thắng” tại Quốc hội Rada, Ukraine sáng 16/10. Điểm chính của cái gọi là “Kế hoạch chiến thắng”, đó là việc mời Ukraine gia nhập NATO ngay bây giờ và tiếp tục các chiến dịch trên lãnh thổ Nga. Ông Zelensky gọi một trong những khía cạnh quan trọng nhất của “kế hoạch” là dỡ bỏ các hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Điều này liên quan đến việc cung cấp các loại vũ khí thích hợp cho Ukraina cũng như dữ liệu vệ tinh và thông tin tình báo từ các nước phương Tây.

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trước quốc hội Ukraine ở Kiev ngày 16/10. Ảnh: AFP

Trong kế hoạch hòa bình được đệ trình hôm nay, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh giải pháp chấm dứt hơn hai năm xung đột với Nga không phải là đóng băng cuộc chiến hay “nhượng bộ lãnh thổ, chủ quyền của Ukraine”. Ngoài tuyên bố: “Ukraine đang chiến đấu với ba quốc gia là Nga, Iran và Triều Tiên”, nhìn chung, “kế hoạch” này không có gì mới so với những gì đã được truyền thông bàn luận mấy tuần qua. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh, kế hoạch này không bao gồm việc đóng băng xung đột hay nhượng lại lãnh thổ. Ông Zelensky nói: “Đây không là đóng băng. Đây không phải là mua bán lãnh thổ hay chủ quyền của Ukraina. Chúng ta cần phải thực hiện kế hoạch này”.

Trong điểm chính thứ tư, ông Zelensky đề xuất thỏa thuận giữa Ukraine và Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các đồng minh khác, cho phép đầu tư chung và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, ước tính lên tới hàng nghìn tỷ USD.

“Những nguồn tài nguyên như uranium, titan, lithium, than chì và các tài nguyên giá trị chiến lược khác sẽ củng cố sức mạnh cho Ukraine và đồng minh phương Tây trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, hoặc chúng sẽ giúp ích cho Nga”, ông nói.

Lãnh đạo Ukraine tin rằng Ukraine có thể giúp củng cố sức mạnh cho NATO hậu xung đột với Nga, khi quân đội của Kiev góp sức cho lực lượng chung của NATO và thay thế một số đơn vị Mỹ đang đồn trú tại châu Âu. Đây là điểm cuối trong kế hoạch chiến thắng được ông Zelensky công bố hôm nay.

Phần cuối “kế hoạch”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tiềm năng chiến lược và kinh tế của Ukraina cũng như tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Để mục đích cần sự đồng thuận của EU cho ý kiến của mình, Tổng thống Ukraine cam kết: “Ngoài ra, quân đội Ukraina sẽ được sử dụng để tăng cường phòng thủ cho toàn bộ châu Âu trong thời kỳ sau khi kết thúc xung đột”.

 Cho thấy, với tuyên bố Ukraina đang chiến đấu chống lại Nga, Iran và Triều Tiên, Zelensky theo đuổi hai mục đích. Thứ nhất, ông ta cần mở rộng quy mô xung đột thành cuộc chiến trên hành tinh và Kiev không còn phải “nai lưng ra” một mình hứng các đòn tấn công của Nga. Thứ hai, ông Zelensky muốn thể hiện Ukraina đang ở vào tình thế bất hạnh, bị áp bức và gặp nguy hiểm, do đó cần phải nhận được hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Sau chuyến công du Mỹ và châu Âu thất bại vừa rồi, khi cả Anh và Đức tiếp theo Mỹ đều không đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, những tuyên bố trong “kế hoạch” này có thể được coi là nổ lực cuối cùng của chế độ Kiev nhằm lôi kéo Mỹ và các nước khối NATO tham chiến trực tiếp ở chiến trường Ukraina.

 Điện Kremlin cùng ngày cho biết còn quá sớm để bình luận chi tiết về “Kế hoạch Chiến thắng” của Tổng thống Zelensky, song cảnh báo Ukraine “cần tỉnh táo” và nhận ra các chính sách mà họ theo đuổi là vô ích. Nga vẫn kiên quyết phản đối Ukraine gia nhập NATO.

Nga đã chuẩn bị các phương án đối phó, cả trong tình huống xấu nhất khi một vài nước thuộc NATO tìm cớ để can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraina. Một trong những vấn đề quan trọng là, nếu chế độ Kiev liều mạng, bất chấp sự không đồng thuận của các quan thầy, cố tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga bằng các loại tên lửa và UAV tầm xa.

Đồ họa thông tin của các chuyên gia quân sự dựa theo nguồn dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy, những hệ thống tên lửa phòng không nào được ưu tiên tấn công các mục tiêu trên không cụ thể của quân đội Ukraina (đường chỉ màu từ các hệ thống tên lửa phòng không ở bên trái nhằm vào các mục tiêu trên không của Ukraina ở bên phải).

Hệ thống phòng không nhiều lớp của Nga hoạt động bảo vệ bầu trời khỏi các mối đe dọa từ trên không. 
Thực tế năm qua cho thấy, gần như toàn bộ tiềm năng tấn công trên không hiện có của khối phương Tây đã được sử dụng để chống lại Nga. Tuy nhiên, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga nói chung đã chặn đường các vũ khí tấn công này một cách có hiệu quả. Hôm trước, trong phiên họp của Hội đồng An ninh, Tổng thống Putin tuyên bố: “Khoảng 95% tên lửa và đầu đạn của quân thù đã bị hệ thống phòng không của chúng ta phá hủy”.

Dữ liệu cụ thể về tổng số mục tiêu của địch bị tiêu diệt cũng rất ấn tượng. Tổng tham mưu trưởng Gerasimov cho biết, chỉ riêng trong năm 2023, các hệ thống phòng không của Nga đã tiêu diệt hơn 6,3 nghìn mục tiêu trên không của quân địch, trong đó có hơn 4,6 nghìn máy bay không người lái và hơn 100 tên lửa dẫn đường Scalp/Storm Shadow. Ngoài ra, đã phá hủy hơn 90 tên lửa chống radar HARM và 30 tên lửa chiến thuật tác chiến Tochka-U, cũng như hơn 1,4 nghìn đầu đạn của các hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS).

Chy Lê/tổng hợp