Hãng truyền thông RT đưa tin, IDEX 2023 diễn ra trong 5 ngày, bắt đầu từ 20/2/2023. Sự kiện diễn ra 2 năm một lần, dự kiến đón tiếp 130.000 người tham quan đến từ 65 quốc gia, và có sự tham gia của 1.350 công ty, 350 phái đoàn, cùng nhiều quan chức quân sự nước ngoài. Đặc biệt, triển lãm năm nay còn trùng với lễ kỷ niệm 30 năm ra mắt IDEX. Hơn 160 sản phẩm đã được Nga giới thiệu ngay trong ngày đầu mở cửa triển lãm vũ khí ở UAE, trong số này được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Ukraine là một trong những lợi thế chính của vũ khí sản xuất tại Nga.
Bất chấp các lệnh trừng từ phương Tây, các công ty quốc phòng Nga đã có mặt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế (IDEX). Các công ty quốc phòng Nga không được liệt kê trong danh sách chính thức những đơn vị tham gia triển lãm. Thay vào đó, các công ty Nga quảng bá vũ khí tại “Gian hàng Nga” rộng 1.000m2 nằm riêng biệt, nhưng khách tham quan có thể dễ dàng tiếp cận tại một gian hàng biệt lập theo sự sắp xếp của Ban tổ chức. Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport (thuộc Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga Rostec) cho biết, họ trưng bày tại triển lãm có hơn 200 mô hình vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự kích thước đầy đủ, có vũ khí “đã được thử nghiệm trên chiến trường Ukraine”.
Tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga đã trưng bày một loạt công nghệ quân sự mới tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế (IDEX) 2023 ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE). Rostec đã giới thiệu vũ khí một số sản phẩm mới bao gồm từ súng trường, xe bọc thép, trực thăng tấn công và các hệ thống tên lửa phòng không, súng bắn tỉa và ống ngắm quang học cho đến máy bay trực thăng chiến đấu, và dàn phóng rocket.
Hồi tuần trước, ông Serge Chemezov, Giám đốc điều hành Rostec, cho biết dù tập đoàn chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của chính phủ, nhưng Rostec vẫn đang hoàn thiện các hợp đồng quốc tế. “Nga không có ý định từ bỏ vị thế trên thị trường vũ khí thế giới”, ông Chemezov nhấn mạnh.
“Hầu hết các sản phẩm được giới thiệu đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế”, ông Sergey Chemezov, người đứng đầu Rostec, cho biết trước khi triển lãm khai mạc, theo cơ quan dịch vụ báo chí của Tập đoàn. “Đây là một trong những lợi thế chính của vũ khí Nga so với các đối thủ cạnh tranh”.
Cũng theo ông Chemezov, Rostec đã giới thiệu hơn 150 mặt hàng khác nhau, mà “hầu hết trong số này đã được thử nghiệm trên các chiến trường”, đồng thời khẳng định đây là “một trong những lợi thế lớn của vũ khí Nga khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh”.
Trong số các mặt hàng được trưng bày có 1K144-E, bộ giám sát tàng hình di động có thể xác định binh sĩ và phương tiện của đối phương trong khi thiết bị vẫn hoàn toàn vô hình. Thiết bị bao gồm các cảm biến địa chấn, hồng ngoại và từ trường có thể được đặt dưới lòng đất và gửi dữ liệu về số lượng và hướng di chuyển của đối phương cho người điều khiển thông qua kênh vô tuyến.
Một quan chức từ Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật quân sự Nga nói với hãng tin TASS rằng, các quốc gia nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến những hệ thống phòng không của Nga, bởi chúng “đã chứng minh được hiệu quả trong các hoạt động quân sự”.
Ông Alexander Mikheyev, Giám đốc điều hành của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí Nhà nước của Nga Rosoboronexport, cho hay Nga xem IDEX là nơi để đưa ra các phương án hợp tác chung bao gồm cả việc phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm dựa trên mẫu máy bay chiến thuật hạng nhẹ Checkmate, còn được gọi là Su-75.
Hiện nay, UEA có lập trường trung lập đối với xung đột Nga-Ukraine, và duy trì quan hệ chính trị, năng lượng và kinh doanh chặt chẽ với Nga. Các quan chức UAE khẳng định, họ là quốc gia độc lập và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng không bắt buộc phải tuân theo các hình phạt do các khu vực pháp lý riêng lẻ như Mỹ và Vương quốc Anh áp đặt. UAE cũng cho biết, họ coi trọng vai trò bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu. Nga hiện đang cung cấp 20% trên thị trường vũ khí mà UEA nhập khẩu từ các nước.
Trong một tuyên bố tại triển lãm IDEX, người đứng đầu Rosoboronexport Alexander Mikheev đã gọi các quốc gia Trung Đông là “các đối tác quan trọng” và cho biết công ty ông đang “chuẩn bị cung cấp máy bay không người lái (drone) do thám và tấn công cho các đối tác nước ngoài.”
“Mặc dù các công ty Nga có thể đang cố gắng tận dụng lợi thế của việc UAE tìm kiếm một nhóm nhà cung cấp đa dạng hơn, nhưng họ sẽ không dễ dàng đạt được các hợp đồng quốc phòng với Abu Dhabi”, ông Vidal nói với AFP.
Ấn Độ mua vũ khí lớn nhất, bất chấp sức ép từ phương Tây
Ấn Độ hiện là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới của Nga, chiếm khoảng 20% đơn đặt hàng hiện tại của Moscow. Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật và quân sự Nga Dmitry Shugayev cho biết, Ấn Độ vẫn là đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực quốc phòng.
Theo ông Shugayev, danh mục đơn hàng vũ khí và thiết bị quân sự mà Ấn Độ đặt mua của Nga đã vượt quá 10 tỷ USD, bất chấp sức ép chưa từng có mà Ấn Độ đang phải đối mặt từ các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên quan hoạt động đặc biệt của Nga ở Ukraine.
New Delhi cũng không lên án rõ ràng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi đối thoại và ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột, vốn đã bước sang tháng thứ 12.
Ngoài Ấn Độ, ông Shugayev còn cho biết, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cũng quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga. Các khách hàng châu Á đặc biệt quan tâm đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf, các hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn như Osa, Pechora hay Strela, cũng như máy bay chiến đấu Su-30, trực thăng MiG-29 và máy bay không người lái.
Cũng theo quan chức Nga, nước này có thể điều chỉnh khung thời gian xuất khẩu vũ khí của mình vì việc thực hiện mệnh lệnh quốc phòng là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
The Cuong