ĐNA -
ASEAN News – Nhắc đến Triều Tiên, các bạn sẽ nghĩ về họ như thế nào? Một quốc gia độc tài? Một quốc gia với những điều luật vô lý như “cấm không được quay phim và chụp ảnh”, cấm không được ăn gà rán, cấm không được dùng điện thoại, cấm không được sử dụng máy vi tính…
Báo chí luôn hướng một cái nhìn thiếu thiện cảm về Triều Tiên. Mà nói là “thiếu thiện cảm” thì chưa đủ, mà còn đầy sự xuyên tạc. Thay vì xác minh những nguồn tin thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước bạn, thì nhiều phóng viên làm báo bằng sự hời hợt và vô trách nhiệm quá đáng. Họ dịch bài từ báo chí phương Tây, thậm chí lại đăng tin lại của Đài Á châu tự do (RFA), một kênh truyền thông chuyên tài trợ cho những kẻ gây rối phá hoại các nước trong hệ thống XHCN.
Chúng ta đã từng chứng kiến một số bản tin khôi hài mà chắc là nhiều người đã biết rồi. Ví dụ như mẩu tin: “Quan chức Triều Tiên Ri Yong-gil bị xử tử bằng súng phòng không”. Và sau đó ít lâu, quan chức này lại xuất hiện như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Rồi chính cơ quan tình báo Hàn Quốc – cơ quan đưa ra nguồn tin này, phải “muối mặt” im lặng cho qua. Rồi em gái Kim Jong Un bị ám hại mất mạng do tranh đấu quyền lực, rồi vài tháng sau lại xuất hiện đường hoàng bên cạnh anh trai trong một buổi biểu diễn (?).
Đó là vì sao nhiều người thường châm chọc rằng “Triều Tiên có thuốc cải tử hoàn sinh”.
Mới đây, người ta lan truyền thông tin Triều Tiên cấm người dân cười đùa và mua sắm tạp hóa vào ngày mất của chủ tịch Kim Jong-il, cha của Kim Jong Un. Đọc đã thấy có cái điều gì rất lấn cấn và vô lý, nhưng báo chí Việt Nam vẫn dẫn nguồn tin này về, mặc cho không có bất cứ bằng chứng gì xác minh. Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên là Lê Bá Vinh phủ quyết những tin tức này và chỉ trích một số tờ báo ở Việt Nam là đưa tin kiểu “nhắm mắt đăng” mà không xác thực. Trong đó, có tờ VTC News trực thuộc VOV – Đài tiếng nói Việt Nam.
Hãy nhớ về clip Nas Daily làm về Triều Tiên, Nas Daily nói rằng: “Không được chụp ảnh những người lính (Triều Tiên) mặc quân phục”. Nhưng ngay sau câu nói đó, một đoạn video ngắn mà vlogger này đứng cùng với binh lính Triều Tiên. Vậy câu nói đó với hành động sau đó có phải là một sự tự vả hay không? Ngoài ra, trong những đoạn video mà Nas Daily cung cấp, anh này cũng nhấn mạnh nhiều lần việc không được tự do chụp hình ở Triều Tiên, nhưng cũng ngay phân cảnh đó, xuất hiện rất nhiều khách Tây được chụp hình thoải mái đường phố, con người, cảnh vật Triều Tiên.
Anh ta nói “chính phủ Triều Tiên đã dàn dựng mọi thứ để cho các bạn thấy” và sự kiểm duyệt gắt gao đến mức mọi đoạn video, mọi bức ảnh chụp đều sẽ bị xóa.
Nhưng tại sao vẫn có những bức hình, video tồn tại và xuất hiện trên Youtube của anh này? Hay Nas Daily đã sử dụng một công cụ lưu trữ gì đó vượt tầm và qua mặt những người lính Triều Tiên? Chip siêu nhỏ? Thẻ nhớ giống như của điệp viên 007? Nuốt thẻ nhớ vào bụng như trong phim?
Với đa phần chúng ta, Triều Tiên là một quốc gia xa cách và ít thông tin. Nhưng chí ít, Triều Tiên không tệ như những gì mà truyền thông phương Tây và cả Việt Nam đang tô vẽ. Như đã nói, không có mấy chuyện bị xử tử rồi lại sống lại đường hoàng, bị đánh thuốc sâu tử vong rồi lại ngồi phát biểu ở hội trường quốc gia, vận động viên bị tử hình rồi lại xuất hiện ở ASIAD chẳng hạn.
Xin mượn câu nói của nhà văn Nam Cao: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” Những hình ảnh về Triều tiên cua các góc nhìn của các phóng viên chính diện.
PV (Theo: tifosi)