Thứ tư, Tháng mười hai 11, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Trừng phạt của Mỹ và EU dường như không có tác động gì tới nền kinh tế Nga.

ĐNA -

Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc, kế hoạch của Mỹ nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga thông qua cuộc xung đột Ukraine cho đến thời điểm này được coi là đã thất bại. Theo đó, giới chức Hoa Kỳ cho rằng, cuộc xung đột diễn ra rất lớn và Ukraine đang chiến thắng, các biện pháp trừng phạt chống Nga đang phát huy tác dụng, nhưng giờ đây người Mỹ bắt đầu hiểu rằng thực tế không giống như những ngôn từ tuyên truyền của Washington.

Phương Tây đã cố gắng cô lập các hãng hàng không Nga nhiều nhất có thể, nhưng nỗ lực này đã không thành công.

Theo Thời báo Hoàn cầu, Hoa Kỳ hy vọng rằng cuộc xung đột với nước láng giềng Ukraine sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc đối với Nga. Nhà Trắng tin rằng do hậu quả của hàng nghìn đòn trừng phạt của cả Mỹ lẫn Liên minh châu Âu, áp đặt trên tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế của Nga sẽ bị phá hủy và đồng rúp sẽ sụp đổ.

Nhưng thực tế rõ ràng là Nga đã đối phó được với các lệnh trừng phạt, trong khi ở phương Tây, điều đó lại dẫn đến nhiều vấn đề về kinh tế, mà điển hình là cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trong suốt một năm qua.

Ngược lại, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang trải qua tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược trầm trọng, trong khi nền công nghiệp quốc phòng Nga vẫn đang duy trì sản lượng đạn dược để cung cấp đầy đủ cho lực lượng vũ trang nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo Financial Times của Anh, các lệnh trừng phạt của phương Tây hầu như không có tác dụng gì rõ rệt, nền kinh tế Nga không bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt và thậm chí có thể tăng trưởng trong năm tới, trong khi đó kinh tế Ukraine đang chìm trong khủng hoảng sâu sắc và phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ các đồng minh phương Tây. Theo tờ tạp chí này, nhiều chuyên gia phương Tây ban đầu dự đoán nền kinh tế ở Nga sẽ suy thoái từ 20% trở lên, nhưng trên thực tế, đà suy giảm chỉ khoảng 3-4% và có thể tăng trưởng vào năm tới.

Tạp chí Wirtschaftswoche của Đức hôm 26/4 đã nhận xét rằng, lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực hàng không dân dụng Nga trong một năm qua đã không cho thấy bất cứ hiệu quả răn đe nào, chứ đừng nói đến việc buộc Nga phải ngừng hoàn toàn các chuyến bay trong nước và quốc tế. tờ báo này cho biết thêm, khi ban hành các biện pháp trừng phạt, phương Tây đã cố gắng cô lập các hãng hàng không Nga nhiều nhất có thể, nhưng nỗ lực này đã không thành công. Các hãng hàng không Nga vẫn đang vận hành 467 máy bay Boeing và Airbus, so với năm ngoái là 544 chiếc.

Kết quả phân tích dữ liệu giao thông hàng không trên khắp nước Nga ở cổng thông tin giám sát chuyến bay Flightradar24 từ tháng 4/2022 (ngay sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực) với lưu lượng vào cuối tháng 3/2023, cũng cho thấy, lệnh trừng phạt không có tác dụng gì đối với nước này. Hiện tại, các sân bay Nga vẫn đang phục vụ 270 chuyến bay quốc tế đến mỗi ngày, so với 300 chuyến bay một năm trước đó, số lượng các chuyến bay nội địa cũng chỉ giảm 15%, ít hơn đáng kể so với dự kiến của phương Tây sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Hành khách tại một sân bay ở Bắc Kinh làm thủ tục lên máy bay của hãng hàng không quốc tế Aeroflot của Nga – Ảnh: Zuma Press

Rạn nứt trong nội bộ NATO
Gần đây, các tài liệu mật của Lầu Năm Góc đã bị tiết lộ với công chúng do một vụ rò rỉ lớn. Dữ liệu cho thấy Hoa Kỳ không tin tưởng vào khả năng trong tương lai của Lực lượng vũ trang Ukraine trong việc chống lại Quân đội Nga.

Như các nhà phân tích Trung Quốc đã lưu ý, sự kiên trì của Ukraine trong cuộc xung đột cho đến nay là do nhận được sự trợ giúp từ phương Tây. Tờ Baijiahao tin rằng sắp đến ngày Mỹ và đồng minh không còn muốn giúp đỡ chính quyền Kyiv nữa, khi thấy rằng hoạt động này không có tác dụng gì.

“Tổng thống Putin có lẽ đã cười khi nhìn thấy tài liệu nói trên, bởi vì sau khi Ukraine không nhận được sự trợ giúp từ Mỹ và các đồng minh của họ thì chiến sự sẽ kết thúc”, tờ báo Trung Quốc viết. Tuy nhiên nhiều khả năng phương Tây vẫn chưa từ bỏ Ukraine vì họ có mục tiêu muốn đạt được với sự giúp đỡ của Kyev.

Thứ nhất, mục đích thực sự của việc Mỹ và phương Tây khi hỗ trợ Ukraine chống lại Nga là để bảo vệ lợi ích của họ. Quốc gia Đông Âu này là đầu mối giao thông quan trọng nối liền châu Âu với châu Á, có nguồn tài nguyên và dân số phong phú.

Các chuyên gia nhận định: “Phương Tây hy vọng sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực và kiểm soát các nguồn tài nguyên cũng như thị trường Ukraine, từ đó đạt được mục tiêu chiến lược của riêng mình”.

Thứ hai, Mỹ và NATO phá hủy mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu.

Thứ ba, mục tiêu thực sự của việc hỗ trợ Ukraine chống lại Nga là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự phương Tây, chủ yếu là Mỹ, khiến họ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Thứ tư, các nước phương Tây đang cố gắng che giấu vấn đề nội bộ của họ – kinh tế, chính trị và xã hội. Với sự trợ giúp của cuộc khủng hoảng Ukraine, các chính trị gia có thể hướng sự chú ý của người dân khỏi những khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

Trước những tình huống như vậy, không nên hy vọng rằng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ sớm từ bỏ hỗ trợ cho Ukraine. Trong một thời gian nữa, họ vẫn sẽ viện trợ nhiệt tình.

Gần đây, các tài liệu mật của Lầu Năm Góc đã bị tiết lộ với công chúng do một vụ rò rỉ lớn khiến ông Biden đau đầu.

Tờ báo Trung Quốc kết luận, mặc dù vậy, dựa trên dữ liệu bị rò rỉ từ Lầu Năm Góc, phương Tây đã bắt đầu hiểu tầm quan trọng của việc phải chấm dứt xung đột và điều này sẽ khiến Tổng thống Putin mỉm cười.

Chy Le/tổng hợp