Thứ bảy, Tháng chín 14, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Trừng phạt tài chính Nga đã khiến đồng USD bị mất giá.

ĐNA -

Các biện pháp cực đoan của Mỹ nhằm trừng phạt Nga đã làm tăng nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD ở các quốc gia khác, và thậm chí là thoát ra khỏi hệ thống tài chính do Mỹ hậu thuẫn.

Các biện pháp trừng phạt tài chính chưa từng có đối với Nga có nguy cơ làm suy yếu dần sự thống trị của đồng USD. (Nguồn: qirim.news)

Trả lời phỏng vấn tờ The Financial Times vào cuối tháng 3/2022, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Jita Gopinath nhận định: “Các biện pháp trừng phạt tài chính chưa từng có đối với Nga có nguy cơ làm suy yếu dần sự thống trị của đồng USD, khiến hệ thống tiền tệ quốc tế trở nên phân mảnh hơn”.

Các chuyên gia tại Viện phân tích An ninh Toàn cầu (The Institute for Analysis of Global Security-IAGS) đồng tình với đánh giá của IMF và khẳng định rằng các biện pháp cực đoan của Washington nhằm trừng phạt Moscow đã làm tăng nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD ở các quốc gia khác, và thậm chí là thoát ra khỏi hệ thống tài chính do Mỹ hậu thuẫn.

Mỹ đã sai lầm chiến lược

Giám đốc IAGS ông Gal Luft nói với đài CNBC rằng các biện pháp trừng phạt “bốc đồng” của Mỹ đối với Nga đã khiến “các ngân hàng trung ương tự hỏi liệu họ có đang bỏ tất cả trứng vào giỏ hay không, tức là phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD”.

Trước đó, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Cuba, Iran, Venezuela và Afghanistan, đặt nền kinh tế các nước này vào tình thế vô cùng khó khăn.

Kiểm soát tài chính thế giới là một trong những nền tảng sức mạnh của Mỹ hiện nay, nhưng bất cứ khi nào Mỹ sử dụng vai trò hàng đầu của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu như một vũ khí để trừng phạt các quốc gia khác, phần còn lại của thế giới bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế cho đồng USD trong thanh toán quốc tế và thương mại quốc tế.

Việc tịch thu tài sản của Nga, đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga (BoR) và phong tỏa các khoản thanh toán đối với trái phiếu Eurobonds tại các trung tâm thanh toán bù trừ là những sai lầm chiến lược của phương Tây.

Sai lầm này đã gián tiếp làm chấm dứt triển vọng duy trì cấu trúc hiện có của tài chính thế giới, và cuộc khủng hoảng đã nổ ra. Cho tới nay, USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, đó là lý do tại sao việc phân phối tiền mặt và dòng vốn trên thế giới phần lớn được xác định bởi các chu kỳ kinh tế và tiền tệ của Mỹ.

Thực tế là việc sử dụng đồng tiền quốc gia của Mỹ không chỉ để lưu thông nội bộ mà còn để phục vụ một lượng đáng kể các khoản thanh toán quốc tế và tích lũy dự trữ của các ngân hàng trung ương.

Do đó, cần phải có nhiều USD lưu thông ở thế giới bên ngoài Mỹ và việc Mỹ nhập khẩu càng nhiều hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài càng tốt để đổi lấy USD của mình, nghĩa là nước này xuất khẩu USD, và như vậy nguồn cung USD phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cũng như vào khối lượng và “sức khỏe” của thị trường tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, điều này tạo ra một cán cân thương mại âm và làm tăng nợ quốc gia của Mỹ, vì Fed đang phát hành USD không dùng tiền mặt để đổi lấy trái phiếu kho bạc.

Để các cuộc thanh toán quốc tế diễn ra sâu rộng hơn, cũng như để kinh tế thế giới tăng trưởng, điều cần thiết là thâm hụt cán cân thanh toán ở Mỹ không ngừng tăng lên và nợ của chính phủ, ngân hàng, tập đoàn và hộ gia đình Mỹ ngày càng tăng, bởi vì việc mở rộng tiêu thụ phần lớn là mở rộng tín dụng. Đây là mô hình của chủ nghĩa siêu tư bản tài chính hiện đại.

Mặc dù vậy, rõ ràng là điều này không thể tiếp diễn vô thời hạn. Sự mất cân đối trong hệ thống tài chính và các biện pháp chống lạm phát kỷ lục, sự thắt chặt định lượng của Fed, suy thoái kinh tế Mỹ và sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ đang tước đi một phần đáng kể USD “bên ngoài” của hệ thống tài chính toàn cầu.

Khối lượng của đồng tiền thanh toán chính trong thương mại khu vực giảm chỉ có thể được thay thế bằng đồng tiền quốc gia của các nước liên quan đến thương mại đó. Quá trình này hiện đã bắt đầu diễn ra.

Các quốc gia hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như các quốc gia cảm thấy bị đe dọa bởi Washington, đang cố gắng tránh việc thanh toán bằng đồng USD, đồng trời ngừng tích luỹ dự trữ bằng các đồng tiền USD và Euro. Nếu có thể, họ thậm chí rút tài sản ra khỏi Mỹ và EU.

Rủi ro địa chính trị đang buộc các quốc gia chuyển sang sử dụng đồng tiền tệ quốc gia trong các thanh toán và tạo ra các hệ thống thanh toán thay thế. Các nước lo ngại về lạm phát nhập khẩu của Mỹ và việc Fed thắt chặt tiền tệ đe dọa cắt giảm nguồn cung USD cũng đang tìm cách giải quyết bằng các đồng tiền mạnh nhất trong khu vực phù hợp với mô hình thương mại xuyên biên giới.

Cho nên, vào cuối năm 2021, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 4 về thị phần trong các thanh toán quốc tế.

Dự trữ quốc tế, thường được gọi là vàng và dự trữ ngoại hối, là những tài sản đối ngoại đáng tin cậy và có tính thanh khoản cao, có thể được sử dụng để cân bằng trong trường hợp cán cân thanh toán thâm hụt và để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh cán cân thương mại.

Chính vì vậy, các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã tích luỹ dự trữ bằng chính các loại tiền tệ mà các công ty của những quốc gia này thực hiện thương mại quốc tế và loại tiền tệ của các khoản vay được thực hiện tại thị trường vốn nước ngoài.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã nắm giữ 62% dự trữ ngoại hối của họ bằng đồng USD từ trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, bởi vì đồng USD là tiền tệ chính để giải quyết các hoạt động ngoại thương của hầu hết các quốc gia.

Thực tế, tình hình hiện đang thay đổi. Lạm phát ở các nước đang phát triển và cuộc chiến kinh tế tổng lực của Mỹ cùng các đồng minh đang buộc các nước chuyển sang sử dụng và giao dịch bằng đồng tiền quốc gia.

Ông Andrey Kostin, người đứng đầu Ngân hàng VTB phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St-Peterbrug 2022 rằng: “Chúng tôi đang chuyển sang sử dụng đồng Ruble… Tất nhiên, chúng tôi không thể cung cấp tổng hợp các dịch vụ mà các ngân hàng không bị trừng phạt có thể cung cấp”.

Nếu đồng USD và Euro ngày càng ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế thì tỷ trọng của hai đồng tiền này trong dự trữ của các ngân hàng trung ương cũng sẽ giảm dần.

Đồng bảng Anh không còn là đồng tiền dự trữ của thế giới từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi Vương quốc Anh vướng vào những khoản nợ khổng lồ. Giờ đây, dường như đồng USD đang đi theo con đường tương tự như đồng bảng Anh vào giữa thế kỷ XX.

Có một quy luật trong thế giới tài chính, đó là nếu khoản nợ của các tổ chức phát hành đồng tiền dự trữ so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng và sự tăng trưởng nợ nước ngoài ở các nước có “vị thế ròng về tài sản nước ngoài” xấu đi, thì cuối cùng, người nước ngoài sẽ mất đi sự quan tâm đối với loại tiền tệ như vậy.

Theo báo cáo của IMF, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ của các ngân hàng trung ương đã giảm từ 71% vào năm 1999 xuống còn 59% vào cuối năm 2021 và có sự chuyển dịch sang “các loại tiền dự trữ phi truyền thống”, cụ thể là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng tiền tệ của một số nền kinh tế khác như đồng đô la Australia và đô la Canada, cũng như đồng won của Hàn Quốc.

PV nguồn báo Nga