Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận không phải là quyền tự do tuyệt đối.

ĐNA -

Luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi tổ chức, cá nhân trên báo chí và trên mạng xã hội nhưng cũng khẳng định, đó không phải là quyền tự do tuyệt đối. Khi thực hiện quyền này, con người phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân.

Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”. Thực tiễn thế giới cũng cho thấy, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Singapore… đều có chế tài, điều khoản luật xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật. Nói cách khác, tự do báo chí, tự do ngôn luận ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải gắn với chế độ chính trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Nhưng, lợi dụng chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận, vấn đề nhân quyền, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến hành diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng nhằm thao túng dư luận, gây rối loạn xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Tạp chí điện tử Đông Nam Á (Asean News) đã có bài viết “Cõi Nhớ” một ấn phẩm có âm mưu diễn biến hòa bình, phản ánh tác giả Hồ Đăng Định lợi dụng chính sách hòa hợp dân tộc, bóp méo lịch sử nhằm thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình

Cụ thể về mặt thủ đoạn, các đối tượng chống phá sử dụng chiêu bài xuyên tạc khái niệm tự do báo chí, tự do ngôn luận để lôi kéo đội ngũ người làm báo theo hướng phục tùng mưu đồ của chúng; viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí, tự do ngôn luận nhưng cố tình lờ đi những quy định pháp luật về tự do báo chí, tự do ngôn luận rồi tán phát qua Internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng tự do báo chí là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào. Thậm chí, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) đã đưa ra những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan và hoàn toàn không có cơ sở khi tự ý xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “ít có tự do báo chí”. Một số kẻ lợi dụng tự do ngôn luận vi phạm pháp luật như: Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Bích Thủy TV, Phan Mai Lợi, Lê Dũng vova, Phan Bùi Bảo Thi… đã bị truy tố trước pháp luật. Lê Phương Dung (Hà Nội), Lê Hải (Đà Nẵng)… đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.

Gần đây nhất, Hồ Đăng Định là sĩ quan chế độ cũ, hiện đang định cư ở Mỹ về Việt Nam kết hợp với Trần Đức Anh Sơn (đối tượng ở Đà Nẵng, bị khai trừ Đảng) móc nối với Công ty TNHH thương mai, dịch vụ văn hóa Cửu Đức và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản ấn phẩm “Cõi Nhớ”. Khi chưa được cấp giấy phép phát hành nhưng ngày 10/12/2022, Hồ Đăng Định đã ra mắt ký tặng và bán ấn phẩm này tại thành phố Huế là vi phạm pháp luật.

Khi chưa được cấp giấy phép phát hành nhưng ngày 10/12/2022, Hồ Đăng Định đã ra mắt ký tặng và bán ấn phẩm này tại thành phố Huế là vi phạm pháp luật.

Ngày 13/12/2022, Tạp chí điện tử Đông Nam Á (Asean News) đã có bài viết “Cõi Nhớ” một ấn phẩm có âm mưu diễn biến hòa bình, phản ánh tác giả Hồ Đăng Định lợi dụng chính sách hòa hợp dân tộc, bóp méo lịch sử nhằm thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình.

Theo Ban Tuyên giáo Đà Nẵng, ấn phẩm này có dấu hiệu nhạy cảm về chính trị, tư tưởng. Ban Tuyên giáo Đà Năng đã cùng các ban ngành tạm đình chỉ phát hành, yêu cầu thẩm định để có cơ sở pháp lý xử lý.

Bức xúc trước sự việc này, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng  chia sẻ, “Họ bất chấp tất cả , cố đổi trắng thay đen thực chất là tấn công vào chế độ , ta phải đấu tranh vạch mặt sự lật sử này!”

Những kẻ chống phá dường như cố tình lờ đi việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế. Nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 11, Luật Báo chí sửa đổi (2016) quy định rõ: Công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.

Cũng không có quốc gia nào khi bảo vệ chế độ, chủ quyền quốc gia mà cho phép những kẻ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền xuyên tạc, chống phá tùy tiện. Năm 2021, 43 nhà báo bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý thì đó chính là những kẻ đang cố tình bóp méo sự thật, vi phạm Luật Báo chí của Việt Nam. Những kẻ bị bắt không phải vì họ làm nghề viết báo, cũng không phải Việt Nam không cho phép họ làm báo, mà vì họ vi phạm pháp luật, tung tin giả, tin xấu độc xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc xử lý theo pháp luật những kẻ vi phạm đó cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền tiếp cận những thông tin chính xác, khách quan của công dân. Việt Nam tôn trọng và phát huy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, khi mà mọi chủ trương đường lối, dự thảo luật đều được lấy ý kiến từ nhân dân thông qua chương trình truyền hình, trang ý kiến đóng góp… .

Ngày 11/8/2022, Tạp chí điện tử Đông Nam Á (Asean News) đã đăng bài: Kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nêu rõ, hiện nay trên mạng xã hội, ngoài một số đối tượng hình sự lợi dụng để quảng cáo lừa đảo người nhẹ dạ, còn có những cá nhân, hội nhóm chống phá chế độ đăng tải những thông tin không đúng sự thật, làm giảm uy tín của Đảng, đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Do đó, kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống các luận điệu sai trái, thù địch là một công việc thường xuyên, đã được Đảng ta tiến hành từ ngày thành lập Đảng và tiếp tục xuyên suốt trong hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng là một việc cấp thiết.

Như vậy, ở Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, không ai được lạm dụng quyền các quyền đó để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân, nghĩa là tự do trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải là tự do tuyệt đối.  Việt Nam không cấm tự do báo chí, tự do ngôn luận, mà chỉ nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do ấy để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. Những chiêu bài rao rằng ở Việt Nam “ít có tự do báo chí”;“Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do Internet” là xuyên tạc sự thật, bộc lộ rõ mưu đồ chống phá, tham vọng thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam của các thế lực phản động phải được nghiêm trị.

Ngày 5/1/2021, Phạm Chí Dũng, Chủ tịch hội nhà báo độc lập (tự phong) bị Tòa án thành phố Hồ Chí Minh phạt 15 năm tù vì vi phạm điều 117 Bộ luật hình sự.

Trong lịch sử, khẩu hiệu “tự do báo chí, tự do ngôn luận” được giai cấp tư sản đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp xã hội chống lại giai cấp phong kiến và giới tăng lữ. Rồi sau khi giành được chính quyền, áp đặt bộ máy cai trị, khẩu hiệu đó dần bị những người đề xướng làm hoen ố, thậm chí bị vứt bỏ.

 Với báo chí, V. I. Lenin cũng chỉ rõ: “Trong xã hội tư sản, tự do báo chí tức là tự do cho bọn giàu có dùng mỗi ngày hàng triệu bản báo chí để lừa bịp, làm đồi trụy và phỉnh phờ một cách có hệ thống và không ngừng đối với những quần chúng nhân dân bị bóc lột, bị áp bức, những người nghèo khổ”. Không chỉ dùng tiền mua cơ quan báo chí và nhà báo hay chi “tài chính đen” đế một số báo chí và nhà báo “chém mướn, đâm thuê”.  Giai cấp tư sản còn dùng nhiều luật lệ, thủ đoạn xảo quyệt để kiểm soát, đàn áp báo chí. Thực tế hiện nay, những cách làm này vẫn còn có rơi rớt trong một số báo chí núp dưới danh và làm hoen ố báo chí cách mạng.

Ngày 14/12/2021, Bị cáo Phạm Đoan Trang bị Tòa án thành phố Hà Nội xử phạt 9 năm tù giam do vi phạm Khoản 1, Điều 88, Bộ luật hình sự.

Nền báo chí do giai cấp vô sản xây dựng và vun đắp trong quá trình đấu tranh gian khổ luôn để cao tính cách mạng, trung thực, tiến bộ với mục đích là phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản, phục vụ vì sự phát triển hài hòa của nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Vì vậy, từ tính giai cấp nói chung của báo chí, báo chí cách mạng tiến tới việc đáp ứng yêu cầu về tính Đảng. Và tính Đảng không chỉ thể hiện ở chỗ là công cụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, mà còn là bảo vệ sự trong sáng của hệ tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng; đấu tranh không khoan nhượng đẽ chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ, phát huy cái thiện, cái tốt. Với báo chí của giai cấp vô sản do đội tiền phong của giai cấp vô sản lãnh đạo, tính Đảng của báo chí thế hiện trực tiếp, cụ thể ở chỗ luôn đi tiên phong trong việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng; trở thành diễn đàn của tiếng nói khách quan trung thực, nhân văn của Đảng và quần chúng đi theo Đảng. Báo chí và xuất bản đứng bên người lao động, ủng hộ người lao động, vì sự tiến bộ xã hội. Tổng hòa các yếu tố giữa tính Đảng và các chức năng như giáo dục, định hướng giá trị, cổ động, tuyên truyền, tổ chức. Báo chí cách mạng sẽ tác động tích cực tới tư tưởng, hành động, tới phẩm chất con người, thôi thúc họ chung tay phấn đấu vì những mục tiêu cao cả”.

Thủ tướng chúc mừng các cơ quan báo chí nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh TTXVN

Vì thế hoạt động báo chí ở Việt Nam phải đương đầu với nhiều thử thách. Hơn lúc nào hết, người làm báo cần phải nâng cao ý thức về tính Đảng của báo chí cách mạng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh của người cầm bút – người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Chính lúc này, tính Đảng đòi hỏi báo chí phải kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng và mọi lý luận thù địch, đi ngược lại lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động; đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Từ đó làm cho tư tưởng và lý luận, đường lối và chủ trương của Đảng, thông qua báo chí mà trở thành sức mạnh vật chất tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của nền báo chí Việt Nam hiện đại, cách mạng đã khẳng định: “Tự do tư tưởng – Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tư do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của con người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý”.

Như vậy, cả về lý luận, thực tiễn và pháp lý đều khẳng định, tự do báo chí thực chất là thực hành chân lý và tuân thủ pháp luật.

Ban Biên tập.