Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

ĐNA -

Hiện nay trên mạng xã hội, ngoài một số đối tượng hình sự lợi dụng để quảng cáo lừa đảo người nhẹ dạ, còn có những cá nhân, hội nhóm chống phá chế độ đăng tải những thông tin không đúng sự thật, làm giảm uy tín của Đảng, đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Do đó, kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống các luận điệu sai trái, thù địch là một công việc thường xuyên, đã được Đảng ta tiến hành từ ngày thành lập Đảng và tiếp tục xuyên suốt trong hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng là một việc cấp thiết.

Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong quản lý công tác thông tin để phòng chống tin giả: “Công tác thông tin, tuyên truyền một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa phong phú, thường xuyên, kịp thời, chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước các sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, các tin giả xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng nhiều. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang lợi dụng tin giả đẩy mạnh hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, kiểm soát tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Công việc này có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, chủ động nhận diện và đấu tranh, kiểm soát tin giả với các âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động trên các phương tiện thông tin xã hội là nhiệm vụ cấp bách cần được quan tâm nhằm góp phần bảo vệ nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin.

Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội là một “dòng chảy thông tin” trên nền tảng, dịch vụ công nghệ cho phép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận và thay đổi các nội dung, thiết lập thành các mạng lưới liên kết và tương tác xã hội.

Phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Flickr, Pinterest, Tumblr…là các ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng Internet, nhằm tạo điều kiện cho việc tạo mới hoặc chia sẻ thông tin, ý tưởng, lợi ích nghề nghiệp và các nội dung khác thông qua các thiết bị công nghệ và mạng internet.

Truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội liên tục được nâng đỡ, hỗ trợ bởi những công nghệ mới, ngày càng tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối xã hội. Người dùng thường truy cập các dịch vụ truyền thông xã hội thông qua các công nghệ dựa trên web trên máy tính (để bàn hoặc xách tay) hoặc các ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Facebooker Phương Dung Lê

Truyền thông xã hội chứa khối lượng thông tin rất lớn, thông tin vô cùng đa dạng, phong phú và nhiều chiều. Truyền thông xã hội cập nhật thông tin liên tục, nóng hổi, có khả năng lan tỏa thông tin nhanh. Với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, thông tin được truyền tải gần như tức thì tới mọi ngóc ngách trên toàn cầu và người dân có thể tiếp cận bất kỳ thông tin nào vào bất kỳ thời điểm nào “chỉ với vài cú click chuột”. Thông tin sau đó được phát tán, chia sẻ và lan truyền tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, truyền thông xã hội chứa đựng những thông tin không phải lúc nào cũng khách quan. Truyền thông xã hội có thể sửa chữa, thay đổi thông tin, xóa dấu vết bất cứ lúc nào. Truyền thông xã hội mang lại các cơ hội và đặt ra các thách thức to lớn cho hoạt động quản lý nhà nước.

Facebooker Phương Dung Lê đăng tải bài viết không đúng sự thật,

Chính sự bùng nổ các phương tiền truyền thông xã hội trong thời gian qua đã làm nảy sinh hai xu hướng đối lập. Một mặt, những thông tin chính xác, tích cực mang tính giáo dục, nhân văn cao đã giúp Chính phủ nhiều quốc gia cũng trở nên gần gũi hơn với người dân và có thể thông qua phương tiện truyền thông xã hội để nắm bắt tốt hơn tâm tư và những kỳ vọng của nhân dân để có thể đề ra các quyết sách hợp lòng dân. Bên cạnh lợi ích tích cực của các phương tiện truyền thông xã hội, những tin tức chưa được kiểm chứng trên thế giới ảo bởi sự vô tình hay thậm chí cố ý của một số người dùng mạng xã hội đã làm lây lan “vi rút độc hại”, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến xã hội, chính trị, kinh tế… vượt ra ngoài phạm vi quốc gia.

 Tin giả, xấu độc trên phương tiện tuyền thông xã hội
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá đã và đang làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, đóng góp quan trọng vào các thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng… Tuy nhiên, thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội với đặc tính nặc danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động tán phát tin giả, tin sai sự thật. Các nhà nghiên cứu về tin giả cho thấy, chính trị là lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh nhất của tin giả. Vì vậy để đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi chúng ta phải nhận diện và phân loại được tin giả.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng

Tin giả (fake news). Tin giả được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều nội hàm khác nhau. Tin giả đến từ bối cảnh bùng nổ truyền thông. Fake News là một thuật ngữ tiếng Anh, được dùng phổ biến tại Việt Nam với nghĩa là “tin giả”. Tin giả được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch, xuyên tạc, bóp méo về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội.

Tin giả được phân loại thành 3 dạng :Theo nguồn gốc thì có tin giả xuất phát từ cộng đồng mạng, từ một câu chuyện truyền miệng, từ trí tưởng tượng của tác giả trong quá khứ xào xáo thành tin giật gân mới; Theo nguyên nhân, có tin tức giả là do sự thiếu hiểu biết của tác giả, do không kiểm chứng nguồn tin, do tác động của chính trị – xã hôi, do cố tình; Theo mục đích, có tin tức giả vì chính trị, tài chính, kinh tế, xã hội.

Hình thức của tin giả bao gồm: Thông tin xuyên tạc; bóp méo sự thật, bịa đặt, được cắt ghép, cường điệu hóa, chứa đựng sự ly kỳ, hấp dẫn, dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của cộng đồng mạng.

Tin giả như một loại virus độc hại bùng nổ mức độ báo động, lan nhanh, gây nhiễu loạn đời sống, gây hoang mang dư luận xã hội, suy giảm niềm tin. để lại hậu quả nghiêm trọng, khó lường Tin giả có tốc độ lan truyền nhanh gấp 10-20 lần so với tin thật. Tin giả ngày càng khó phân biệt.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng đang tải các trang mạng chống phá chế độ

Nguyên nhân tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội lan truyền, phát tán chóng mặt là do Trình độ nhận thức của một bộ phận cán bộ nhân dân hạn chế, nên bị các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị, các tổ chức khủng bố hoặc các trang tin tức, tài khoản mạng xã hội thiếu thiện chí với Việt Nam. kích động chống đối Đảng và Nhà nước; Lợi dụng tâm lý hiếu kỳ, tò mò, thích nổi tiếng bằng cách câu like, câu view thu hút sự chú ý; chạy theo những thông tin giật gân tiêu cực của đám đông, lợi dụng sự lo lắng, bất an và cả lòng trắc ẩn của cộng đồng mạng của độc giả để xuyên tạc, bóp méo kích động chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, đánh lừa dư luận. tung tin giả, tin sai sự thật với nhiều thủ đoạn tinh vi như: Nắm bắt các “vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội” để tạo thông tin giả mạo, sai sự thật thông qua các hội nhóm, liên tục chia sẻ hoặc kết nối người tham gia để dẫn dắt, tấn công dư luận bằng những tin giả, sai sự thật hoặc đưa ra những bình luận phụ họa thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng; Cắt ghép tin, hình ảnh sai sự thật; Xây dựng fanpage giả mạo các cơ quan Nhà nước hoặc giả mạo, chỉnh sửa, cắt ghép nội dung phát ngôn của các đồng chí Lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, bộ ngành để đăng tải các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng, được tài trợ bởi những đối tượng bất mãn, được nuôi dưỡng bởi các tổ chức bên ngoài gây hoang mang, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến chính trị, gây mất ổn định đất nước.

Nhìn lại các vụ bạo động gần đây tại Việt Nam có thể thấy các đối tượng chống phá đã tìm những thủ đọa hết sức tinh vi để kêu gọi, kích động. Thứ nhất chúng lợi dụng một số sự kiện và thời điểm xảy ra và sự bức xúc của người dân trong một số vụ việc  là có thật và chính đáng, liên kết thành tâm lý đám đông để biểu tình, phá hoại, bạo động tiếp tục biểu tình chống phá cùng một địa điểm với các khẩu hiệu có sẵn, có những kẻ đứng sau kích động, dẫn dắt. Các đối tượng tìm cách chiếm lĩnh truyền thông xã hội, trên các trang mạng xã hội, các khuyến cáo, kêu gọi, lộ trình địa điểm, cẩm nang đối phó cơ quan chức năng in sẵn phát cho mọi người, các khẩu hiệu quay phim, chụp ảnh, live stream, để nhiều tiền lôi kéo mọi người tham gia, các khẩu hiệu kích động đám đông được chuẩn bị kỹ lưỡng, các khẩu hiệu bóp méo sự thật, cá thế lực thù địch trả tiền cho các nhà mạng được ưu tiên phát tán cho người muc quảng cáo lựa chọn.

Một số vấn đề xã hội đặt ra trong kiểm soát tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội
Ngày nay trên thế giới và Việt Nam tin giả ngày càng xuất hiện tinh vi. Được phát tán với tốc độ chóng mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…). Do vậy, đòi hỏi các cơ quan quản lý truyền thông tin, cần sớm đưa ra chính sách quản lý phù hợp hiệu quả với từng dạng thông tin và loại hình truyền thông.

Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, các loại hình truyền thông xã hội đang có xu hướng cố gắng theo kịp tốc độ hấp thụ tin tức của công chúng, trong khi nhu cầu tin tức của công chúng đang ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra  áp lực lớn đối với các tổ chức truyền thông cung cấp tin tức cho công chúng. Cho nên mỗi quốc gia đều có chính sách khác nhau để kiểm soát thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng đang tải các trang mạng chống phá chế độ

Vấn nạn tin giả đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách để ngăn chặn sự lan truyền của tin giả. Ủy ban Châu  Âu (EC), Canada đã yêu cầu các công ty Facebook, Twitter… áp dụng các biện pháp ngăn chặn những thông tin lừa đảo, gian lận xuất hiện trên các trang mạng này. Đức thành lập Trung tâm phòng chống tin tức sai lệch, phạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tới 50 triệu EUR nếu không gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong vòng 24 giờ sau khi có yêu cầu của chính quyền. Trung Quốc là quốc gia quản lý Internet nghiêm ngặt, ban hành hơn 60 văn bản về quản lý Internet, trong đó có Chỉ thị số 292 quy định về giới hạn đối với các nhà cung cấp nội dung trên Internet, Chính sách quản lý mạng trực tuyến quy định các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chủ động, lập tức ghi nhận, ngăn chặn việc truyền tải thông tin vi phạm pháp luật. Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nga, Australia ban hành chính sách, luật, dự luật về việc ngăn chặn, phòng, chống, kiểm soát tin giả lan truyền trên các trang mạng xã hội. Các hãng Facebook, Google và một số cơ quan thông tin khác thực hiện việc “kiểm chứng chéo” thông tin nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch trên Internet tại Pháp. Facebook đưa ra chính sách cấm sử dụng dữ liệu thu thập được từ người dùng Facebook cho mục đích giám sát, bao gồm cả việc giám sát các nhà hoạt động và những người biểu tình; tuyển dụng thêm 3.000 nhân viên để kiểm duyệt, ngăn chặn các video bạo lực và thông tin sai lệch. Năm 2019, Facebook thông báo đã xóa khoảng 5,4 tỉ tài khoản giả mạo, tăng mạnh so với 3,3 tỉ tài khoản giả mạo bị xóa trong năm 2018. Trong khi một số quốc gia như Đức, Australia, Ai Cập, Thái Lan và mới đây là Philippines và Singapore đã đề ra những luật lệ nghiêm khắc để phạt nặng những những mạng xã hội và cá nhân có những hoạt động gây tác động xấu đối với xã hội hoặc phát tán những nội dung thông tin độc hại, thông tin giả mạo thì tại một số quốc gia khác, những luật lệ này vẫn chưa được thông qua do lo ngại nguy cơ “vi phạm quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng đang tải các trang mạng chống phá chế độ

Ở nước ta, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả với nạn tin giả, Hội nghị công tác công an trong phòng, chống dịch ngày 11/10/2021,  Bộ Công an đã theo dõi, giám sát trên 3.000 trang mạng có nội dung xấu, độc; chủ động nắm tình hình, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình trên không gian mạng, xác minh, truy tìm, đấu tranh với đối tượng tán phát tin giả, tin sai sự thật. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và kỹ thuật chuyên biệt, tổ chức tấn công, vô hiệu hóa các trung tâm phát tán tin giả lớn, có mức độ bảo vệ an ninh mạng cao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an ninh mạng, phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông trong nước thực hiện ngăn chặn hàng nghìn trang mạng có nội dung xấu độc, máy chủ đặt tại nước ngoài; yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ hơn 10.944 tin, bài viết, video chứa thông tin xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam. xử phạt hành chính hơn 150 đối tượng đăng tải tin giả, sai sự thật; ngăn chặn. Tổ chức chiến dịch truyền thông quy mô lớn thông qua triển khai các hệ thống kỹ thuật để chủ động đăng tải thông tin lên không gian mạng, đồng thời phối hợp các cơ quan báo chí kịp thời cung cấp thông tin chính thống, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, răn đe đối tượng vi phạm pháp luật, nâng cao cảnh giác, sức “đề kháng” của người dân khi tham gia môi trường mạng. Trực tiếp phối hợp với hơn 20 cơ quan báo chí, truyền hình, xây dựng gần 310 phóng sự, tin, bài với nội dung phong phú, đa dạng, đăng trên nhiều loại hình truyền thông như: phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo điện tử, chuyên trang fanpage chính thức của các cơ quan báo chí. Triển khai đấu tranh các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ, qua đó, bắt khởi tố, xử lý hình nhiều đối tượng

Cùng với việc số lượng người dân tham gia truyền thông xã hội ngày càng đông đảo, với nhiều xu hướng mức độ thể hiện nhu cầu, điều kiện, kỹ năng và trách nhiệm xã hội khác nhau. Đặc biệt, các thế lực thù địch đang có xu hướng gia tăng việc sử dụng tin giả để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, gây mất an ninh và trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Tin giả đang ngày càng tinh vi và nguy hiểm.

Vấn nạn tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội tại địa phương đã và đang gây ra những hệ lụy khó lường đối với dư luận xã hội và trật tự an toàn xã hội. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp kiểm soát những thông tin sai sự thật như tăng cường vai trò cơ quan chức năng, chú trọng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông, xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt hơn trong việc đưa ra các luận điệu sai trái, thù địch chống phá cách mạng, chống phá Đảng, công cuộc đấu tranh kiểm soát tin giả, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng khó khăn hơn.

Hiện nay, nhiều quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý còn chung chung, chưa rõ ràng. Sở TTTT cấp tỉnh, thành phố chưa phải là nơi tin cậy để tiếp nhận thông tin từ quần chúng; cũng như bảo vệ cá nhân, tổ chức xã hội. Quản lý nhà nước không chặt, không phối hợp và giao quyền cho cấp địa phương, dẫn đến thực thi không hiệu quả và chỉ là khẩu hiệu trong hội nghị.

Các giải pháp kiểm soát tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội trong tình hình mới
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu kiểm soát tin giả theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII : “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình thông tin, truyền thông trên internet. Kiên quyết loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”, trong thời gian tới nước ta cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng đang tải các trang mạng chống phá chế độ

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng đề kháng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trong nhận diện tin giả, tin xấu độc trên phương tiện truyền thông xã hội. Một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong xử lý tin giả đó là phải nhanh chóng cung cấp cho công chúng những thông tin đúng đắn, chính thống, trên các phương tiện truyền thông chính thống, có uy tín, trên trang thông tin của các ban, bộ. Ngành và các cơ quan chức năng. Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường có vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Tin gả có đường dẫn liên kết, đường dẫn URL chứa tin giả thường giả mạo gần giống các trang tin chính thống. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Tin giả thường có nguồn phát không rõ ràng; đuôi tên miền ít phổ biến; thông tin có nội dung mang tính giật gân gây sự chú ý, tò mò; khó đối chứng thông tin; ảnh, video bị cắt ghép…Do vậy, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cần được đặt ra như một yêu cầu cấp thiét… giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân có khả năng nhận diện đặc điểm, dạng thức, nguồn gốc của tin giả, kiểm chứng cơ sở thông tin và kiểm tra tác giả, chọn lọc nội dung; Lựa chọn đăng tải, chia sẻ thông tin từ các trang mạng xã hội chính thống; không đăng tải bình luận thông tin sai sự thật, tin chưa kiểm chứng; Kịp thời phát hiện các tin giả, sai sự thật hoặc các trang giả mạo, báo cáo,  cơ quan chức năng để vô hiệu hóa các nguồn phát tán tin giả.

Hai là, tăng cường công tác truyền thông trong đấu tranh với tin giả. Công tác truyền thông cần được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tuyên truyền phải kịp thời và có tính lan tỏa tới các nhóm công chúng. Tăng cường nội dung tuyên truyền liên quan tới thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh mạng để nâng cao nhận thức của người dùng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng về phòng, chống, đấu tranh với tin giả. Trong đó, cơ quan thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên phân tích, làm rõ, cung cấp thông tin liên quan tới 14 hành vi vi phạm Luật An ninh mạng, giúp người dùng nắm vững và tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường mạng xã hội; chỉ rõ những thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Giúp người dân luôn đề phòng, cảnh giác khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Nhờ vậy, giúp người dùng am hiểu pháp luật, tránh những hành vi vi phạm cũng như nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo, biết tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, “miễn dịch” với những thông tin giả mạo làm nhiễu loạn môi trường xã hội.

Ba là, phát huy vai trò Nhà nước trong quản lý trong phòng, chống tin giả. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần khẩn trương thể chế hóa, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực tiễn; tích cực xây dựng khung khổ pháp luật một cách khoa học, tiến bộ để lĩnh vực truyền thông hoạt động, phát triển lành mạnh, đúng hướng. Thực tiễn cho thấy, để quản lý tốt tin giả, chống luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nề tảng của Đảng cần nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, sát thực, phù hợp, theo kịp tốc độ biến động của truyền thông…thay vì chỉ dừng ở quy tắc điều chỉnh mang tính khuyến nghị đạo đức và văn hóa. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn để bảo đảm môi trường pháp lý minh bạch, công khai và bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia truyền thông.

Các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm pháp lý đối với các thông tin đưa lên các loại hình truyền thông, nhất là truyền thông xã hội. Tăng cường nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống cơ quan chuyên trách tư vấn chính sách và giải pháp phòng, chống tin giả. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và cũng như thiết chế hóa việc nâng cao kỹ năng và trách nhiệm xã hội phòng, chống tin giả cho mọi công dân Việt Nam. Cần phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan và của cả hệ thống chính trị để xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi tạo tin giả và phát tán tin giả theo quy định của pháp luật. Cần sớm đưa giáo dục kỹ năng số vào trường phổ thông từ cấp học phổ thông; tăng cường kỹ năng cho người đọc tự bảo vệ mình, phân biệt được tin đúng, tin giả, tin sai sự thật và tích cực tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tin giả của đất nước.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng đang tải các trang mạng chống phá chế độ

Bốn là, hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngăn chặn, xử lý tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Cần nghiên cứu tiến hành sửa đổi Luật an ninh mạng năm 2018 theo hướng có quy định cụ thể và rõ ràng về định tính hóa và định lượng hóa những tiêu chí để chế tài mọi hành động và cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc sản xuất tin giả, phát tán tin giả cũng như sử dụng tin giả. Trong đó, cần xây dựng định nghĩa tương đối hẹp và sáng tỏ về khái niệm tin giả; đồng thời tăng cường xây dựng năng lực và liêm chính cho các cơ quan quyền lực công chịu trách nhiệm áp đặt việc tuân thủ Luật An ninh mạng. Bổ sung những quy định “mạnh tay” hơn để xử lý các đối tượng xây dựng và tán phát tin giả. Để thực hiện tốt Luật an ninh mạng mỗi cơ quan cần xây dựng những bộ quy tắc, quy định về những thông tin nội bộ, những thông tin bảo mật của đơn vị mình; xử lý nghiêm những hành vi phát tán thông tin nội bộ không được phép của các thành viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đơn vị mình; quy định về tư cách cá nhân khi phát ngôn trên trên truyền thông. Hoàn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng sâu rộng tới các tầng lớp xã hội và xây dựng những biện pháp xử phạt, chế tài đối với các cư dân mạng vi phạm luật.

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản cho việc triển khai thực hiện hiệu quả Luật Báo chí 2016, trong đó chú trọng việc nâng cao vai trò định hướng thông tin của các cơ quan báo chí truyền thống, tích cực, chủ động phê phán, phản bác thông tin xấu, độc trên mạng để góp phần khắc phục những mặt trái của truyền thông xã hội.

Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của nhà báo và cơ quan báo chí trong kiểm soát và giảm thiểu tác hại của tin giả:

Duy trì nguyên tắc bất biến-nguyên tắc sự thật của báo chí. Nguyên tắc sự thật là khi đưa tin tức một cách công bằng và khách quan, các cơ quan báo chí luôn lấy được lòng tin của công chúng, đó là cơ quan có quyền lực và đáng tin cậy. Bên cạnh cạnh đó, các nguyên tắc tác nghiệp gắn với đạo đức, trách nhiệm công dân của nhà báo cần phải được đẩy mạnh.

Để phòng, chống tin giả có hiệu quả cần phải đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng chống tin giả cho sinh viên ngành báo chí, đội ngũ các nhà báo và cơ quan báo chí. Các cơ sở đào tạo báo chí cần phải xây dựng chương trình đào tạo về tin giả và phòng, chống tin giả một cách bài bản, chuyên nghiệp. Cần tăng cường việc mở các chuyên đề, khóa tập huấn, các hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ về nhận diện tin giả, tác hại của vấn nạn tin giả, tác động tiêu cực tới hoạt động báo chí, vai trò của báo chí và trách nhiệm của nhà báo trong chống tin giả; kỹ năng nhận biết, cảnh báo, sàng lọc, thẩm định tin tức, ngăn chặn tin giả; kĩ năng sáng tạo tác phẩm báo chí phù hợp để chống lại tin giả. Trên cơ sở đó, các nhà báo và cơ quan báo chí sẽ học hỏi, nâng cao được các kỹ năng và ý thức trách nhiệm xã hội trong hoạt động báo chí truyền thông hiện đại, chân chính.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng bị xử lý vẫn ngoan cố chống lại

Đà Nẵng đi đầu trong công tác xử lý tin giả trên mạng xã hội.
Vừa qua, Sở Thông tin và truyền thông thành phố Đà Nẵng đã quyết tâm xử lý thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Nhiều phóng viên, báo chí bị lập biên bản xử phạt hành chính như Dương Hằng Nga, Đặng Thanh Hải (Hải Châu)…

Ngày 18/7/2022, Nhà báo Hồ Thanh Hải; phó văn phòng Đại diện Nam Trung bộ Tạp chí môi trường và Cuộc sống đóng ở Đà Nẵng bị Sở TTTT Đà Nẵng phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi đăng tải bài viết có nội dung: ”Đà Nẵng: Chính quyền phường Hòa Khánh Bắc tiếp tay doanh nghiệp xâm phạm di tích cấp thành phố. Chờ link bên dưới” của quản trị viên trang fanpage này đã vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Đưa thông tin không đúng sự thật, vu khống). Trong tháng 8/2022, hai trường hợp đã bị lập biên bản xử phạt hành chính, buộc phải gỡ bài viết xúc phạm uy tín của tổ chức, Đó là:

Lê Phương Dung, Facebooker Phương Dung Lê, ngày 23/6/2022, đăng tải bài viết (Những con sâu bự “ăn test kit” tại Đà Nẵng sắp bị vạch mặt). Ngày 03/8/2022, Sở TTTT Đà Nẵng Kết hợp với Sở TTTT Hà Nội lập biên bản, xử phạt hành chính, buộc Lê Phương Dung gỡ bài viết trên. Được biết, Lê Phương Dung nguyên là nhà báo Tạp chí Thương mại. Năm 2015 bị Cục báo chí Bộ TTTT thu thẻ nhà báo do vi phạm.

Facebooker Lê Hải ở Đà Nẵng phát ngôn chống chế độ

Lê Thanh Hải, Facebooker Lê Hải, vào lúc 9 giờ 22 phút ngày 21/7/2022, đăng tải trên mạng xã hội có nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức. Ngày 29/7/2022, Sở TTTT Đà Nẵng lập biên bản xử phạt hành chính đối với Lê Thanh Hải và buộc gỡ bài. Theo nguồn tin được biết, Lê Thanh Hải trước đây là phóng viên ảnh TTXVN. Có thời gian Hải đi Mỹ và lưu trú tại Mỹ một thời gian dài. Sau đó, Hải quay về cư ngụ tại Đà Nẵng. Hiện nay, Hải thường lên chia sẻ các nội dung từ các trang báo mạng chống phá chế độ XHCN và bôi nhọ vu khống dường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo nguồn cho bọn phản động lấy lý do đả kích chế độ. Trang mạng y thuờng hay vào chia sẻ như: Tiếng Dân, VOA, BBC New, RFI, Đài châu Á tự do, basam… Hải kết thân với 17 đối tượng phản động nổi cộm trên Facebook như: Lê Thăng Long, Lê Công Định, Lê Phú Khải, Bùi Minh Quốc, Hà Duy Sơn…  để cấu kết, chia sẻ, cung cấp thông tin cho bọn thù địch nước ngoài. Hiện nay, Sở TTTT Đà Nẵng đang  tiến hành thu thập và giám định tài liệu để củng cố tài liệu chuyển sang cơ quan Công An xử lý hình sự.

PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc
PGS.TS Võ Thị Mai.
Thế Cương/Ban Biên tập

Tài liệu tham khảo
*Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội lần thứ XIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.
*Võ Văn Thưởng (2019), Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam. http://tuyengiao.vn
*Đỗ Văn Quân và Lại Thu Hà, Kiểm soát và giảm thiểu tác hại xã hội của tin giả, http://hdll.vn
Nguyễn Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiệnNXB Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2017, trang 479.